Bộ GD&ĐT tuyển 60 ứng viên đi du học tại Lào
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Chính phủ Lào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bộ GD&ĐT tuyển ứng viên cho 35 suất học bổng du học Campuchia
Nữ sinh Việt ở trời Tây chia sẻ kinh nghiệm “rinh” học bổng du học
Thí sinh có thể được cộng đến 4 điểm khi xét tốt nghiệp THPT
Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Tại sao nhiều thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội?
Chương trình học bổng diện Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tổng số có 60 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào (ưu tiên các chuyên ngành ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, lịch sử, địa lý).
Trong số đó có 5 học bổng thạc sĩ, 55 học bổng đại học và học bổng đào tạo ngắn hạn tiếng Lào. Thời gian đào tạo bậc thạc sĩ là ba năm, đại học là 5 năm, bao gồm một năm học dự bị tiếng Lào tại nước Lào đối với người chưa biết tiếng Lào. Chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào có thời gian hai năm.
Ứng viên trúng tuyển sẽ được cấp học bổng bao gồm chi phí đào tạo và bố trí chỗ ở trong ký túc xá với chi phí áp dụng theo quy định của Chính phủ Lào đối với lưu học sinh học bổng hiệp định. Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh diện hiệp định tại Lào.
Để dự tuyển, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe tốt, ứng viên phải cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Ứng viên chỉ được đăng ký một ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển và đi học. Trình độ đăng ký học phải cao hơn trình độ ứng viên đã có văn bằng.
Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 31/7.