Tag

Bình Dương thu hút nhân lực, gỡ khó cho giáo dục mầm non ở khu công nghiệp

Giáo dục 22/09/2022 10:00
aa
TTTĐ - Gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, giáo dục mầm non (GDMN) ở khu công nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Tỉnh Bình Dương đã vào cuộc như thế nào để hóa giải khó khăn này?
Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục mầm non Nâng cao chất lượng tổ chức nuôi dưỡng đối với cơ sở giáo dục mầm non

Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương, hiện toàn tỉnh Bình Dương có 1.021 cơ sở GDMN ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp (CCN), trong đó có 119 trường công lập, 323 trường tư thục, 579 cơ sở GDMN độc lập tư thục với 13.622 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó giáo viên là 7.104 người. Nhìn chung, các cơ sở giáo dục bảo đảm về cơ sở vật chất, tỷ lệ phòng học kiên cố, lầu hóa cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh.

Bình Dương thu hút nhân lực, gỡ khó cho giáo dục mầm non ở khu công nghiệp
Cô và trò trường mầm non tư thục ở Bình Dương

100% cơ sở GDMN ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cấp quản lý GDMN luôn chú trọng quản lý chặt chẽ công tác chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là đối với các cơ sở GDMN độc lập tư thục. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giám sát việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở GDMN được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với khoảng hơn 513.000 lao động đang làm việc, phân bổ dàn trải trên 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng dẫn tới nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Trong những năm qua, mặc dù được chính quyền quan tâm đầu tư nên chất lượng cuộc sống của người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Bình Dương từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, giáo dục là vấn đề mà người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lo lắng và bậc học chịu áp lực nhiều nhất là mầm non. Do số công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đông dẫn đến số học sinh trong độ tuổi mầm non tăng cao. Trong khi đó, hệ thống trường lớp không đáp ứng đủ yêu cầu đang đặt ra nhiều áp lực đối với ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương.

Hiện toàn tỉnh đang còn thiếu 2.966 giáo viên mầm non tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tập trung chủ yếu là giáo viên mầm non tư thục. Đây là trở ngại, thách thức lớn trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Nguyên nhân là do tính chất lao động của giáo viên mầm non khá đặc thù (chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và giáo dục), nhưng mức thu nhập còn thấp; bên cạnh đó là nhu cầu lao động công nghiệp - thương mại - dịch vụ (lao động giản đơn) của các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là rất lớn, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nên khó thu hút nguồn nhân lực vào ngành mầm non.

Bình Dương thu hút nhân lực, gỡ khó cho giáo dục mầm non ở khu công nghiệp
Tỉnh Bình Dương đã đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu công nghiệp vượt khó

Thời gian qua, Bình Dương đã hỗ trợ đội ngũ GDMN tư thục trong thời gian phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số tiền hơn 20 tỷ đồng; tiếp nhận, xét duyệt, tổng hợp hồ sơ cho 72 cơ sở GDMN độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN, nơi có nhiều lao động, trong đó có 18 cơ sở dưới 35 trẻ, 54 cơ sở có từ 35 - 70 trẻ với dự toán mức kinh phí được hỗ trợ khoảng 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ 13.583 trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN-CCN với dự toán mức kinh phí được hỗ trợ khoảng 16 tỷ đồng…

Về các chính sách của tỉnh để nâng cao chất lượng giáo viên tư thục, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng cho biết, Sở đã xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn và trình UBND tỉnh. Riêng đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho trẻ em ở các khu công nghiệp theo quy định của Trung ương, hồ sơ cũng đã triển khai, sẽ tiếp tục kiểm tra để quyền lợi nhanh chóng đến được đối tượng. Riêng về công tác xã hội hóa giáo dục, tỉnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trường lớp mầm non phục vụ nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân, người lao động ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hiện tại, tại các công ty có số lượng công nhân lớn, đều thành lập trường mầm non tại đơn vị để phục vụ cho con công nhân của công ty mình.

Đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cho biết, đặc thù của Bình Dương là có các khu công nghiệp thành lập qua nhiều giai đoạn khác nhau, nên nhu cầu xã hội hóa cũng khác nhau. Hiện nay, tỉnh đang quy hoạch lại các khu công nghiệp, trong đó yêu cầu các khu công nghiệp khi quy hoạch phải dành ra ít nhất 2% quỹ đất cho các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, giải trí...

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn thành lập nhóm trẻ học tại nhà máy, xí nghiệp để giảm thời gian công nhân đưa rước con. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là tình trạng thiếu giáo viên cũng như những quy định về chính sách tiền lương. Mặc khác, đối với trẻ em, học tại các trường công lập sẽ được cấp giấy chứng nhận hết bậc mầm non chính quy, riêng với trẻ em học tại các trường mầm non do doanh nghiệp thành lập chưa có quy định cụ thể đối với việc cấp giấy chứng nhận. Do đó kiến nghị Trung ương cần có chính sách giáo dục đặc thù tại các khu công nghiệp.

Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương thông tin thêm, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 thiết chế đó là Trung tâm Hội nghị sự kiện (có nhà thi đấu, nhà bơi, sân bóng) và Trung tâm Văn hóa thị xã Bến Cát, có nhà văn hóa đa năng chuẩn bị đi vào hoạt động. Hai thiết chế này đều được tỉnh hỗ trợ hoàn toàn quỹ đất. Hiện đơn vị đang tham mưu lên UBND tỉnh chương trình hành động xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân và thiết chế trường mầm non tại doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, bên cạnh các công ty trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, còn có các công ty ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, do đó sẽ có những khó khăn nhất định trong vấn đề an sinh xã hội, thu hút đầu tư, chính sách y tế, hạ tầng giao thông. Tỉnh đã và đang quy hoạch lại để không gian phát triển kinh tế - xã hội phù hợp hơn và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Đọc thêm

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024 Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024

TTTĐ - Mới đây Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đã ký ban hành thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm năm 2024.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Xem thêm