Tag
Từ nay đến tháng 10/2024

Biển Đông có thể xuất hiện từ 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Môi trường 16/07/2024 20:57
aa
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn), từ nay đến tháng 10/2024, trên cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, gió giật mạnh. Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2-4 cơn đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Cơn bão Saola có diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường Tháng 10, có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp Biển Đông đón bão số 1 Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tại ENSO - bao gồm hai pha trái ngược nhau là El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương) và La Nina (hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường) đang ở pha trung tính và tiếp tục duy trì đến khoảng cuối tháng Tám.

Dự báo trong khoảng thời gian từ tháng 9-10/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%.

Với xu thế khí tượng trên, từ nay đến tháng 10/2024, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó, có khoảng 2-4 cơn đổ bộ vào đất liền.

Đáng chú ý, bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trung bình nhiều năm trên Biển Đông trong thời gian từ tháng tám đến tháng mười là từ 6-7 cơn, trong đó đổ bộ vào Việt Nam khoảng 3 cơn.

Cũng trong khoảng thời gian dự báo, trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét và gió giật mạnh, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.

Dự báo tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong tháng 8/2024 phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 9/2024 phổ biến cao hơn 5-15%; tháng 10/2024 cao hơn 10-30%, riêng khu vực Tây Bắc thấp hơn 5-10% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại miền Trung, tổng lượng mưa trong tháng Tám ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn 10-30% so với trung bình nhiều năm, riêng Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; tháng 9-10/2024, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn 10-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổng lượng mưa trong tháng 8-10/2024 tại Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại khu vực hạ lưu sông Mekong từ tháng 8-9/2024 phổ biến cao hơn từ 5-15%; tháng mười cao hơn từ 15-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra đến tháng 8/2024. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, nắng nóng xảy ra đến tháng 9/2024 với cường độ giảm dần so với tháng bảy và tháng tám.

Nhiệt độ trung bình từ tháng 8-10/2024 phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Dự báo hiện tượng nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất tại Bắc Bộ và Trung Bộ.

Không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2024

Trong giai đoạn tiếp theo từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025, dự báo ENSO sẽ duy trì ở trạng thái La Nina với xác suất khoảng 70-80%.

Với xu thế trên, dự báo từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 1-2 cơn đổ bộ vào đất liền (số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trung bình nhiều năm trên Biển Đông trong thời kỳ này là 3-4 cơn, đổ bộ vào đất liền khoảng 1 cơn).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự báo của cơ quan khí tượng quốc gia, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025, phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng khu vực Tây Bắc, tổng lượng mưa trong tháng 11/2024 phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại miền Trung, tổng lượng mưa trong tháng 11/2024 tại khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-20%; tổng lượng mưa tháng 12/2024 và tháng 1/2025 phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc Trung Bộ tháng 12/2024 phổ biến thấp hơn 10-20%.

Tổng lượng mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11/2024, phổ biến cao hơn từ 5-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 12/2024-1/2025, phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Cũng trong khoảng thời gian này, dự báo không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9-10/2024 và gia tăng cường độ, tần suất trong tháng 12/2024, tháng 1/2025. Rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 12/2024 và tháng 1/2025, ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất của người dân, nhất là ở miền núi Bắc Bộ.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3 Môi trường

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3

TTTĐ - Thường trực Thị ủy Sơn Tây yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ảnh hưởng của lũ trên địa bàn.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát Môi trường

Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát

TTTĐ - Chia sẻ khó khăn với nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long về cát đắp nền làm đường cao tốc, tỉnh Sóc Trăng đề xuất và được phép thực hiện cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Xem thêm