Biến đổi khí hậu có thể khiến hơn 9 triệu người tử vong mỗi năm
Châu Âu: Hơn 1.200 trẻ tử vong sớm do ô nhiễm không khí Tai nạn giao thông khiến hơn 70 nghìn người thiệt mạng tại Châu Âu |
Báo cáo của WHO nêu rõ: “Tất cả các khía cạnh của sức khỏe đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu từ nước, đất, không khí sạch cho đến lương thực và sinh kế. Sự chậm trễ hơn nữa trong việc giải quyết biến đổi khí hậu sẽ làm tăng rủi ro sức khỏe, mọi sự tiến bộ về y tế toàn cầu trong hàng thế kỷ qua sẽ bị sụp đổ”.
Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa cũng đe dọa làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm do muỗi, bọ ve và loài gặm nhấm - các bệnh đã khiến hơn 700.000 người tử vong mỗi năm.
Trong khi một số khu vực đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng thì lại có những khu vực phải vật lộn với lũ lụt và xung đột, dịch bệnh bùng phát bao gồm virus Marburg, dịch tả và bệnh bại liệt hoang dã. Theo WHO, những tác động này gây căng thẳng cho các nguồn lực xã hội, lực lượng lao động y tế và cơ sở hạ tầng của các quốc gia.
Vừa qua, những cơn mưa xối xả sau nhiều tháng khô hạn đã gây ngập lụt diện rộng ở các vùng Emilia Romagna và Marche, Đông Bắc Italy, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và gần 20.000 người phải sơ tán.
Lũ lớn nhất 100 năm tấn công Italy (Ảnh: Reuters) |
Nguyên nhân trực tiếp của trận lũ lụt gây chết người là hiện tượng thời tiết cực đoan, với lượng mưa trút xuống trong 48 giờ tại vùng này tương đương với tổng lượng mưa của 6 tháng, sau đợt hạn hán kéo dài 2 năm, khiến hàng chục con sông và nhánh sông bị vỡ bờ. Lực nước đã nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng nghìn vụ lở đất, tạo ra những dòng bùn tràn qua các thị trấn làm ngập các mặt tiền cửa hàng và tầng hầm.
Đây là trận lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua và cũng là lần thứ 2 trong tháng này vùng Emilia-Romagna hứng chịu thiên tai. Hồi đầu tháng, mưa bão tại đây cũng đã cướp đi sinh mạng của 2 người.
Trong khi đó tại Tây Ban Nha, cháy rừng đã khiến hơn 8 nghìn hécta rừng gần biên giới với Bồ Đào Nha bị thiêu trụi, khoảng 700 người dân phải đi sơ tán.
Mùa Đông khô bất thường diễn ra ở miền Nam Châu Âu sau 3 năm ghi nhận lượng mưa dưới trung bình đã làm gia tăng nguy cơ cháy rừng ở Tây Ban Nha. Tình hình càng tồi tệ hơn khi xuất hiện đợt nóng bất thường vào cuối tháng 4, khiến nhiệt độ tăng cao ở nhiều nơi trên cả nước.
Năm ngoái, gần 500 vụ cháy đã xảy ra thiêu rụi hơn 300 nghìn hecta rừng ở quốc gia Nam Âu này. Biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính khiến hạn hán kéo dài, tạo điều kiện lý tưởng cho cháy rừng lan rộng ngoài tầm kiểm soát và gây ra thiệt hại chưa từng có về vật chất và môi trường.
Cháy rừng tại Tây Bán Nha đã khiến hơn 8 nghìn hécta rừng gần biên giới với Bồ Đào Nha bị thiêu trụi, khoảng 700 người dân phải đi sơ tán (Ảnh: Reuters) |
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science vào ngày 18/5 cũng cho biết, hơn một nửa số hồ tự nhiên và hồ chứa nước lớn trên thế giới đang bị cạn dần kể từ đầu thập niên 1990, chủ yếu do biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đã xem xét gần 2.000 hồ lớn bằng dữ liệu vệ tinh cùng các mô hình khí hậu và thủy văn. Họ nhận thấy việc dùng nước không bền vững của con người, những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, quá trình lắng đọng trầm tích, và nhiệt độ tăng đã khiến mực nước các hồ giảm trên toàn cầu, 53% số hồ ghi nhận sự sụt giảm trong giai đoạn 1992 - 2020.
Nhóm nghiên cứu quốc tế nhận thấy, một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới, từ biển Caspi nằm giữa Châu Âu và Châu Á cho đến hồ Titicaca ở khu vực Nam Mỹ, trong gần ba thập niên qua mỗi năm đã mất đi lượng nước bằng 17 lần lượng nước ở hồ Mead (hồ chứa nước lớn nhất của Mỹ).
Thông tin trên làm gia tăng nỗi lo về nguy cơ thiếu nước cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt hằng ngày của con người.