Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng
Cuộc sống tại một khu ổ chuột tại Cape Town (Nam Phi). Ảnh: Reuters
Bài liên quan
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Tự do súng đạn và nỗi ám ảnh đẫm máu
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa
Tour du lịch câu rác thải nhựa hút khách
Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok
Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai
Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu
iPhone có thể “made in Vietnam”
Theo Oxfam (liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) chỉ 26 người giàu nhất hành tinh đã sở hữu số tài sản bằng tổng tài sản của 3,8 tỷ người nghèo thế giới cộng lại. Các tỷ phú vẫn đang giàu thêm với số tiền kiếm được tới 2,5 tỷ USD mỗi ngày, trong khi nửa nghèo hơn của dân số thế giới nhận thấy tài sản của mình giảm dần đi. Tỷ phú USD của thế giới hiện nay có 2.208 người và giàu hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Bên cạnh đó, những người giàu có nhất hành tinh đang tích lũy của cải với tốc độ đáng sợ. Dự kiến, trong vòng 25 năm nữa, thế giới có thể có “Trillionaire USD” (người sở hữu nghìn tỷ USD) đầu tiên.
Thực trạng gia tăng bất bình đẳng thu nhập một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu đang trở thành một trong những vấn đề lớn và đáng lo ngại. Tại nhiều quốc gia, nền giáo dục tốt hay hệ thống chăm sóc sức khỏe đảm bảo đã trở thành những thứ xa xỉ mà chỉ người giàu mới có tiền chi trả. Theo thống kê, hàng ngày, có 10.000 người tử vong do không có đủ tiền chi trả cho y tế. Đặc biệt, trong môi trường bất công đó, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trẻ em gái bị bắt rời bỏ trường học khi cha mẹ không có đủ tiền nộp học phí hay phụ nữ phải làm việc nhiều mà không được trả công…
Kết quả nghiên cứu của trang tin tài chính 24/7 Wall Stress (Mỹ) cho thấy, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.
Tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tại Nam Phi hiện ở mức trầm trọng nhất. Hiện nay, 10% số người giàu nhất Nam Phi đang nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước. Trong khi đó, nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.
Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á, chiếm tổng cộng 15% dân số, là 10.000 USD/năm. Con số này cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu khác, chiếm 86% dân số trên toàn Nam Phi. Nguyên nhân chính gây bất bình đẳng thu nhập ở Nam Phi phần lớn do các chính sách trước đây của Chính phủ về phân biệt chủng tộc. Chính sách phân biệt người da đen với nhóm thiểu số người da trắng gây nên những bất lợi kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, các cuộc đình công và sự thiếu hụt kỹ năng cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tại Trung Quốc, tình trạng người giàu ngày càng trở nên giàu có hơn đang là mối đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân có trình độ thấp. Theo số liệu của Đại học Bắc Kinh, 1% người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát 1/3 của cải toàn quốc gia; trong khi 25% người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, những thay đổi từ sản xuất thông thường sang các ngành công nghiệp giá trị gia tăng đã khiến sự chênh lệch về thu nhập của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm và căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ càng khiến nhiều người bị mắc kẹt bởi những công việc vất vả, ít có triển vọng. Ước tính, Trung Quốc mất hàng trăm nghìn cơ hội việc làm sau khi Chính phủ Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Người dân Ấn Độ đang giàu lên với tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người, chiếm tỷ lệ cực nhỏ so với tổng dân số. Cụ thể, 77% tổng tài sản quốc gia thuộc về 10% dân số giàu nhất ở Ấn Độ. Trong khi đó, 73% tài sản được tạo ra trong năm 2017 do 1% những người giàu nhất nước này sở hữu.
Trước tình trạng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng, tổ chức Oxfam lưu ý các quốc gia nên có những chính sách công bằng hơn cho người nghèo và phụ nữ, bởi: “Những cá nhân có tài sản được tạo ra thông qua chủ nghĩa tư bản thân hữu và quyền thừa kế đang trở nên giàu có với tốc độ nhanh hơn trong khi những người nghèo vẫn đang phải chật vật kiếm đồng lương cơ bản và tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng”.