Tag

Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Xã hội 27/06/2020 19:14
aa
TTTĐ - Nhằm giúp các em nhỏ làm chủ công nghệ, có cơ hội phát triển toàn diện, khai thác tối đa lợi ích của công nghệ, giảm thiểu các rủi ro trên môi trường mạng, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững tổ chức Sự kiện truyền thông – tham vấn trẻ em về dự thảo đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” tại trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giúp các em nhỏ làm chủ công nghệ, có cơ hội phát triển toàn diện

Bài liên quan

Hà Nội tăng cường nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao nhận thức, hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

Nâng cao nhận thức chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ em

Vẽ ước mơ xanh cho trẻ em bị ung thư

Đề xuất Trẻ em dưới 13 tuổi đi ô tô phải có ghế chuyên dụng

Việt Nam nỗ lực ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em

Internet hiện giờ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, khoảng thời gian giãn cách xã hội trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi, Internet được sử dụng nhiều hơn và ngay cả các học sinh cấp tiểu học lớp 1-2 cũng đã tham gia học tập trực tuyến trên môi trường mạng. Bên cạnh những lợi ích mà internet mang lại thì trẻ em có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên Internet.

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì xây dựng Đề án quốc gia "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng" phối kết hợp các cơ quan ban ngành, tổ chức khác để hỗ trợ và bảo vệ trẻ em. Đây chính là đề án được xây dựng vì các em, cho các em, của các em.

Chia sẻ thông tin về đề án, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin cho biết: “Chúng tôi xây dựng đề án này rất tâm huyết để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em. Đặc biệt, tôi rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ, vì các bạn nhỏ, trẻ em của chúng ta là các công dân số, nếu các em nhỏ được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng số, được các cơ quan, tổ chức, cha mẹ, thầy cô làm người đồng hành, các em sẽ làm chủ công nghệ và có cơ hội phát triển toàn diện, khai thác tối đa các lợi ích của công nghệ và giảm thiểu các rủi ro trên môi trường mạng. Chính vì thế, ý kiến của trẻ em cho đề án là vô cùng quan trọng, để giúp đề án thực sự hữu ích, phục vụ cho nhu cầu phát triển của trẻ em”.

Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin phát biểu tại Sự kiện truyền thông – tham vấn trẻ em về dự thảo đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin phát biểu tại Sự kiện truyền thông – tham vấn trẻ em về dự thảo đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”

Chia sẻ với giáo viên, phụ huynh và các em học sinh về phương pháp Giáo dục đồng hành, giúp trẻ tương tác sáng tạo, lành mạnh trên không gian mạng, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, đơn vị phối hợp tổ chức nói: “Trẻ em sinh ra trong thời đại công nghệ số, chính vì thế có sự vượt trội hơn cha mẹ, thầy cô và những người lớn về trí tuệ, tư duy công nghệ. Việc người lớn cố gắng kiểm soát, cấm đoán trẻ sử dụng Internet để phòng ngừa rủi ro là không hiệu quả.

Chính vì thế, cha mẹ, thầy cô, người lớn cần tôn trọng quyền sử dụng Internet của trẻ, sẵn sàng đồng hành, học hỏi từ trẻ về công nghệ, cùng con thảo luận giải quyết các tình huống rủi ro trên môi trường mạng, thoả thuận cùng con trong cách sử dụng Internet thông minh và an toàn. Đặc biệt là cho con biết bố mẹ, thầy cô, người lớn luôn song hành hỗ trợ các con”.

Do đó, đề án đã thu thập thêm ý kiến của trẻ em trong các phương thức giáo dục, truyền thông và giải pháp tối ưu hóa các lợi ích của Internet và giảm thiểu các rủi ro, cũng như các cách thức hỗ trợ bảo vệ, các sản phẩm công nghệ mà các trẻ em mong muốn. Ban soạn thảo Cục An toàn Thông tin đã lắng nghe và tiếp thu tất cả các ý kiến của trẻ em, thầy cô và phụ huynh và các bên liên quan.

Trong khuôn khổ chương trình, một em học sinh lớp 7, Trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ: “Con rất thích buổi truyền thông, con vừa được nêu ý kiến vừa được chơi trò chơi, vừa có quà rất to từ Ban tổ chức. Qua chương trình, con đã biết cài đặt thông tin để bảo vệ quyền riêng tư, quyền bảo mật thông tin của con trên môi trường mạng Internet. Qua đó, con sẽ chú ý hơn trong việc chia sẻ thông tin của mình trên môi trường mạng”.

Các đại biểu tham dự sự kiện truyền thông – tham vấn trẻ em về dự thảo đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”
Các đại biểu tham dự sự kiện truyền thông – tham vấn trẻ em về dự thảo đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”

Phát biểu tại buổi truyền thông, cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ: “Buổi truyền thông hôm nay là một món quà quý đối với nhà trường nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em. Không chỉ trẻ em, thầy cô và các phụ huynh cũng học được rất nhiều từ chương trình, cũng đóng góp được các ý kiến của trẻ em và nhà trường cho đề án. Hy vọng đề án sớm được thông qua để chương trình Giáo dục công dân số được thực sự đưa vào nhà trường giúp học sinh của chúng ta ngày càng tài giỏi, thành thạo công nghệ và sử dụng công nghệ thông minh, có trách nhiệm và trưởng thành”.

Sau khi tham dự chương trình, lắng nghe ý kiến phát biểu của các em học sinh, các thầy cô, bà Hoàng Thị Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ghi nhận sự thành công của buổi truyền thông – tham vấn trẻ em về đề án. Bà Hoàng Thị Hoa đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông thành mô hình có thể nhân rộng để nhiểu trường, nhiều em học sinh có thể tiếp cận.

Bà Hoa khẳng định “Trẻ em là tương lai của đất nước, đầu tư vào trẻ em để các con sử dụng công nghệ, Internet là điều cần thiết để đóng góp cho sự phát triển của đất nước”.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Xem thêm