Tag

Bảo hiểm thất nghiệp: “Bà đỡ” của doanh nghiệp và người lao động

Xã hội 19/05/2020 09:14
aa
TTTĐ - Sau hơn 12 năm triển khai chính sách, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tăng khoảng 10% mỗi năm. Từ thời điểm ban đầu vào năm 2009, số người tham gia BHTN là gần sáu triệu người, đến hết tháng 3/2020, con số này đã cán mốc 13,06 triệu người, chiếm tỷ lệ khoảng 88% người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Bảo hiểm thất nghiệp: “Bà đỡ” của doanh nghiệp và người lao động

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, hỗ trợ học nghề và được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí

Bài liên quan

Bảo hiểm thất nghiệp: Phao cứu sinh cho người lao động khi gặp rủi ro về việc làm

BHXH Hà Nội: Nỗ lực phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Gần 700 lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội

BHXH Việt Nam tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19

Tạm dừng đóng BHXH đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách an sinh hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

Doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia

Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”.

Có thể nói, bảo hiểm thất nghiệp là chính sách sớm đi vào cuộc sống và đạt được những hiệu quả nhất định, được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia.

Điều này thể hiện rõ ở chỗ, sau hơn 12 năm triển khai chính sách, số người tham gia BHTN tăng khoảng 10% mỗi năm. Từ thời điểm ban đầu vào năm 2009, số người tham gia BHTN là gần 6 triệu người; Đến hết tháng 3/2020, con số này đã cán mốc 13,06 triệu người, chiếm tỷ lệ khoảng 88% người tham gia BHXH bắt buộc.

Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, riêng trong năm 2019, hơn 812 nghìn người có quyết định hưởng BHTN hằng tháng; 41 nghìn người được hỗ trợ học nghề; Hơn 1,6 triệu người được tư vấn, giới thiệu việc làm

Sở dĩ BHTN được coi là chính sách ưu Việt, được đông đảo doanh nghiệp và người lao động tham gia, hưởng ứng là bởi khi tham gia BHTN, nếu người lao động mất việc làm, Quỹ BHTN sẽ bảo đảm toàn bộ chế độ cho người lao động. Họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm y tế, hỗ trợ học nghề; Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Ngoài ra, người lao động còn được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề.

Một điểm tích cực trong BHTN là chính sách này đã trở thành "bà đỡ" khi người lao động gặp rủi ro về việc làm, bù đắp cho họ những tổn thất về mặt tài chính.

Cụ thể nhất là trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng, như đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam thời gian qua, nhiều lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chính sách BHTN giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường lao động nhanh hơn nhờ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề miễn phí... trong khi chờ kiểm soát dịch bệnh.

Đơn cử như trong ba tháng đầu năm 2020, tổng số tiền chi các chế độ BHTN là hơn 2.700 tỷ đồng. Riêng trong tháng ba, BHXH Việt Nam đã thực hiện khoản chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 240.519 lượt người, với số tiền là 904 tỷ đồng, tăng 11% về lượt người và 20% về kinh phí so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 54.049 người hưởng mới (tăng 38% so với cùng kỳ năm 2019) với số tiền là 184 tỷ đồng.

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách sớm đi vào cuộc sống và được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách sớm đi vào cuộc sống và được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia

Dự kiến, số tiền để chi các chế độ về BHTN sẽ tăng cao trong quý II năm nay, có thể lên tới 4.000 tỷ đồng do những tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 về lao động, việc làm ở nước ta.

Khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện

Mặc dù BHTN đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể như, chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động. Chính sách chỉ tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập...

Điều này thể hiện trước hết về bộ máy, tính liên kết còn yếu do giới hạn trong phạm vi địa phương. Hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm còn chưa phù hợp với chức năng là định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, còn nặng về khâu giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động.

Bên cạnh đó, nhân sự thực hiện BHTN từ ba nguồn: Biên chế, định biên, ký hợp đồng lao động. Do chưa có tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp; Nhân sự còn được giao theo định suất lao động và nhân sự hợp đồng nên chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ như viên chức nên dẫn đến tình trạng chưa tận tâm và gắn bó với công việc. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, số định suất lao động chưa được bổ sung cũng là khó khăn đối với các địa phương có số lượng lao động thất nghiệp lớn.

Một bất cập nữa là cơ chế tài chính trong thực hiện BHTN, hiện tại có ba nguồn là ngân sách từ chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ từ Quỹ BHTN, nguồn thu từ các dịch vụ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.

Quỹ BHTN chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN và việc triển khai thực hiện BHTN, trong khi tất cả hoạt động của trung tâm như điều tra cung - cầu lao động, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống, kết nối việc làm… đều phục vụ cho người thất nghiệp.

Cùng với đó, vẫn còn nhiều bất cập khác trong quá trình tổ chức thực hiện như phần mềm giải quyết hưởng BHTN; Kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin liên ngành, cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền, kiểm soát trục lợi BHTN…

Chính từ những bất cập nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN”.

Dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN” đặt ra các mục tiêu về độ bao phủ, các chỉ tiêu về thực hiện BHTN, mức độ hài lòng của người lao động. Dự thảo cũng đưa ra 11 giải pháp, giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trong thời gian tới. Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm việc thực hiện BHTN thuận lợi, hiệu quả từ khâu thu, tiếp nhận, giải quyết đến khâu chi trả BHTN, khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện hành.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm