Tag

Bảo đảm lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19

Kinh tế 13/09/2021 16:37
aa
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ngày 13-9, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ngành, hiệp hội và lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tham dự.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; nhiều sản phẩm trồng trọt, thủy sản đến kỳ thu hoạch, có sản lượng lớn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nên giá bán thấp... Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ các hợp tác xã và nông dân tiêu thụ sản phẩm, giảm ùn ứ.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, đề xuất các giải pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn tiếp theo. Nội dung chủ yếu là kiến nghị Bộ Y tế đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng Covid-19, ưu tiên người lưu thông hàng hóa như bộ phận thu mua, tài xế, lực lượng xếp dỡ tại cảng... nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, rộng đường cho doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất; kiến nghị Bộ Tài chính miễn, giảm tiền thuế đất cho doanh nghiệp trong năm 2021 và giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2021 để hỗ trợ người lao động; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo khối ngân hàng thương mại gia hạn các khoản vay đến hạn, giảm lãi suất cho vay với nguồn vốn phục vụ thu mua nông sản, cho vay thêm theo hình thức tín chấp hoặc tăng hạn mức, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay...

Đối với thành phố Hà Nội, hiện nay, khả năng sản xuất nông nghiệp của thành phố mới đáp ứng từ 30% đến 65% nhu cầu tiêu thụ, tùy từng nhóm nông sản. Với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành liên quan trong 8 tháng của năm, Hà Nội đã hỗ trợ 22 tỉnh, thành phố tiêu thụ nông sản, tổ chức kết nối tiêu thụ thông qua đa dạng các hình thức. Kết quả, Hà Nội đã bảo đảm sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường...

Các địa phương cần tạo điều kiện cho các sản phẩm nông sản lưu thông thuận lợi.
Các địa phương cần tạo điều kiện cho các sản phẩm nông sản lưu thông thuận lợi.

Về khâu hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng nông sản, thành phố ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ tối đa trong hoạt động vận chuyển hàng hóa của Hà Nội và các tỉnh, thành phố lưu thông trên địa bàn thành phố; thường xuyên nắm bắt thông tin khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hợp tác xã sản xuất trên địa bàn thành phố về công tác khai thác, vận chuyển hàng hóa; hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu bị đứt gãy, hay thiếu hàng hóa. Thời gian tới, song hành các biện pháp hỗ trợ sản xuất hiệu quả, thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa, nông sản, bảo đảm quy định về công tác phòng dịch.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc do những yếu tố chủ quan và khách quan. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương bảo đảm lưu thông hàng hóa theo đúng chỉ đạo của Trung ương, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ, tuyệt đối phải bảo đảm không để lây lan dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa. UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi sản xuất; rà soát tổng thể công tác tái đàn, tái sản xuất, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động có văn bản hướng dẫn, phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện, bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa...

Đặc biệt, các địa phương, các đơn vị, bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn, hỗ trợ tài chính, vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã... thu mua, chế biến, bảo quản nông sản, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Hà Nội mới

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế

Ngày 7/5, trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhận định khu vực kinh tế tư nhân giống như “chiếc lò xo” đã bị nén lại trong thời gian dài và Nghị quyết 68-NQ/TW như một “cú hích”, giúp “tháo chốt”, để “chiếc lò xo” bung ra, phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng, năng lực và dư địa phát triển còn rất lớn, đóng góp một cách xứng đáng vào quá trình phát triển chung của đất nước.
Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự" Kinh tế

Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự"

TTTĐ - Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm