Tag

Báo cáo Thủ tướng việc lập hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Doanh nghiệp 02/07/2021 17:51
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề nghị hỗ trợ thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo trước 15/7/2021.
Việt Nam cần một hãng hàng không như IPP Air Cargo để tránh lãng phí thị trường vận tải hàng hóa Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về kiến nghị của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2021 về đề nghị hỗ trợ thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo.

Trước đó, Công ty Cổ phần IPP Cargo cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiến nghị hỗ trợ thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo.

Theo ông Nguyễn Hạnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần IPP Air Cargo, công ty đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thành lập hãng Hàng không IPP Air Cargo.

Cụ thể, công ty xin phép chủ trương được thành lập một hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa (không vận chuyển hành khách như các hãng hàng không hiện tại của Việt Nam). Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư, vào đầu tháng 6/2021 doanh nghiệp này cũng đã gửi tờ trình và đề án đến Bộ Giao thông vận tải.

Báo cáo Thủ tướng việc lập hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Việt Nam cần một hãng hàng không như IPP Air Cargo để tránh lãng phí thị trường vận tải hàng hóa

Hãng hàng không IPP Air Cargo là hãng chuyên biệt vận chuyển hàng hóa (không vận chuyển hành khách) với mục tiêu góp phần tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Việt Nam trên các đường bay quốc tế; Giúp kết nối các cảng hàng không quốc tế trong nước để hoàn thiện mạng đường bay nội địa cũng như để góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD. Hãng sẽ bắt đầu bằng 5 chiếc tàu bay vào năm đầu hoạt động và tăng dần lên đến 10 chiếc kể từ năm thứ 3. Thời gian bắt đầu khai thác từ quý I/2022.

Doanh nghiệp của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mong muốn cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý III/2021, lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý IV/2021 và thực hiện chuyến bay thương mại vào quý II/2022.

Đại diện Công ty Cổ phần IPP Air Cargo cho biết, tại Văn bản số 5833/VPCP-CN ngày 17/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về rà soát, xem xét việc thành lập thêm các hãng hàng không mới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022).

Tuy nhiên trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải chỉ đề cập đến sự sụt giảm hành khách của các hãng hàng không vận chuyển hành khách (năm 2020 ước đạt 42,7 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019, dự báo đến hết năm 2022 tổng thị trường vận chuyển dự báo đạt 78 triệu khách, bằng 74% so với dự báo) chứ không đề cập đến các hãng chuyên biệt vận chuyển hàng hóa.

Báo cáo Thủ tướng việc lập hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Chia sẻ về nguyên nhân muốn thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG cho biết, hệ thống logistics của Việt Nam chưa phát triển, công nghệ đi chậm hơn so với thế giới 20 năm.

Đặc biệt, chi phí vận chuyển hàng hóa luôn bị “than” cao hơn nhiều so với thế giới, làm giảm sức cạnh tranh vì các kho hàng, bến bãi, vận chuyển chưa được đầu tư những hệ thống nhanh, gọn để giải phóng hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp. Hàng về phải chuyển vòng qua nhiều cảng, thời gian nằm bãi lâu, đẩy chi phí lên cao và giảm chất lượng hàng hóa.

Trong khi đó, Việt Nam không có máy bay lớn chuyên dụng để chuyển hàng hóa nhanh nên phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp ngoại. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hãng hàng không cũng tận dụng máy bay thương mại để vận chuyển hàng hóa nhưng do không có thiết kế phù hợp, không đúng quy định bảo hiểm nên chỉ có thể vận chuyển ở mức rất hạn chế.

"Chúng tôi đã âm thầm chuẩn bị đầy đủ từ nhân lực đến vật lực, không chỉ phục vụ việc thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo mà còn xây dựng chuỗi liên hoàn trung tâm logistics bao gồm Công ty Bellazio Logistics cung cấp giải pháp công nghệ thông minh, hiện đại nhất để quản lý kho hàng... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp logistic sẽ được giải phóng hàng nhanh với các thủ tục đơn giản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước", ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết.

Nói thêm về kế hoạch thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, trong giai đoạn 1 (năm 2021 - 2022), hãng sẽ chỉ hoạt động trong thị trường nội địa như một đơn vị trung chuyển.

Hiện các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa (cargo) nước ngoài đang bị giới hạn chỉ được phép vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Trong khi đó, IPP Air Cargo đang đàm phán hợp tác với các hãng hàng không nước ngoài, nối tiếp vận chuyển hàng hóa tới 16 sân bay tại 16 địa phương khác ở Việt Nam.

Tại mỗi địa phương, Công ty Bellazio Logistics sẽ có mặt để quản lý kho hàng, kết nối với IPP Air Cargo. Số lượng hàng hoá không còn bị khống chế, sẽ tăng trưởng rất nhiều, giúp các doanh nghiệp logistic nội địa phát triển mạnh mẽ.

Sau 2022, IPP Air Cargo sẽ đầu tư hệ thống máy bay sức chứa lớn hơn, cùng các hãng air cargo quốc tế khác bay vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài và hợp tác chở hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Khi đó, xuất khẩu hàng hóa từ rau quả, thực phẩm tươi sống và những mặt hàng suất khẩu có giá trị khác sẽ được vận chuyển đường hàng không, không chuyển lòng vòng qua nhiều cảng với chi phí cao như hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam cũng cần có một hãng bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt để tận dụng tối đa những ưu tế mà chúng ta đang có. Bởi, hiện hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam do các hãng hàng không nước ngoài vận chuyển.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng loạt hãng hàng không Việt Nam đã sử dụng máy bay chở khách để chở hàng hóa nhằm kiếm thêm doanh thu khi vận tải hành khách khó khăn nhưng vẫn ở mức rất hạn chế.

"Hiện các hãng hàng không Việt Nam tập trung giành giật thị trường hành khách. Trong khi đó, thị trường hàng hóa cho các hãng hàng không hàng hóa quốc tế thu tóm hết 88% thị phần nên chúng ta cũng cần có một hãng bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt", một vị chuyên gia đánh giá.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Yên Bái: Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp đồng lòng Doanh nghiệp

Yên Bái: Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp đồng lòng

TTTĐ - Sự tăng trưởng ấn tượng của Yên Bái trong những tháng đầu năm 2025 cho thấy tỉnh Yên Bái thực sự là điểm tựa tin cậy của doanh nghiệp trên địa bàn, điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để có được kết quả nổi bật này, chính quyền các cấp trong tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện; chuyển tư duy từ "cho phép", "cấp phép" sang tư duy "phục vụ", chuyển mạnh từ "tháo gỡ khó khăn" sang "tạo thuận lợi" cho doanh nghiệp.
Cách SHB xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi hiệu quả gặp gỡ lý tưởng Doanh nghiệp

Cách SHB xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi hiệu quả gặp gỡ lý tưởng

TTTĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ, Ngân hàng SHB lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang nhiều cảm hứng từ chủ nghĩa lãng mạn cách mạng...
Hai công ty chủ lực của Tập đoàn TH đạt chứng nhận trung hòa carbon quốc tế Doanh nghiệp

Hai công ty chủ lực của Tập đoàn TH đạt chứng nhận trung hòa carbon quốc tế

TTTĐ - Đó là Công ty Cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên của Tập đoàn TH vừa đạt chứng nhận đạt trung hòa carbon quốc tế.
MISA hỗ trợ hộ khoán xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 70 Doanh nghiệp

MISA hỗ trợ hộ khoán xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 70

TTTĐ - Để giúp các hộ khoán tuân thủ quy định theo Nghị định 70, MISA phát triển bộ giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền dễ dàng sử dụng, đầy đủ chức năng nghiệp vụ và tối ưu hóa chi phí, hỗ trợ quá trình kinh doanh trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới Doanh nghiệp

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới

TTTĐ - Quý I/2025, Điện máy Gia dụng Hòa Phát chính thức ra mắt bộ sưu tập máy làm mát không khí mới với nhiều cải tiến vượt trội về hiệu suất, độ bền với đa dạng mẫu mã.
T&T Group, SHB đồng hành với Bộ Công an xây 700 căn nhà cho người nghèo Bạc Liêu Doanh nghiệp

T&T Group, SHB đồng hành với Bộ Công an xây 700 căn nhà cho người nghèo Bạc Liêu

TTTĐ - Nhằm tiếp tục đồng hành Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.
MB Cao Bằng: Đối tác tin cậy cho phát triển kinh tế địa phương Doanh nghiệp

MB Cao Bằng: Đối tác tin cậy cho phát triển kinh tế địa phương

TTTĐ - Ngày 3/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đánh dấu bước chân đầu tiên của ngân hàng tại vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế phía Bắc. Với vị trí chiến lược và cơ sở vật chất hiện đại, MB Cao Bằng hứa hẹn sẽ là cầu nối đưa các giải pháp tài chính đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp địa phương.
Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư Doanh nghiệp

Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư

TTTĐ - Agribank tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa Doanh nghiệp

Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

TTTĐ - Chiều 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Xem thêm