Tag
Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa:

Bài 5: Nhà vệ sinh sẽ là tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn

Giáo dục 09/11/2018 10:00
aa
TTTĐ - Nhà vệ sinh của trường học luôn là nỗi ám ảnh của học sinh. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Bài 5: Nhà vệ sinh sẽ là tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn

Nhà vệ sinh thân thiện với học sinh tại trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Bài liên quan

Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa - Bài 1: Nỗi khiếp sợ không của riêng ai

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Bài 4: Để nhà vệ sinh thân thiện với học sinh…

Sẽ ban hành tiêu chuẩn nhà vệ sinh trường học

Để nhà vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh của học sinh, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, các cơ sở giáo dục cần phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục với việc đảm bảo vệ sinh trường học. Bên cạnh đó, các trường cần xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh, các công trình nước sạch đúng cách; giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm bảo vệ môi trường; xây dựng môi trường học xanh, sạch, đẹp trong các cơ sở giáo dục. Công việc này cần thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, cần phải đưa tiêu chí cơ sở vật chất, điều kiện nhà vệ sinh bảo đảm môi trường vào tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở giáo dục. Trong tháng 11 này, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh và ban hành các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học để các địa phương, các cơ sở giáo dục căn cứ đầu tư cơ sở vật chất; làm ăn cứ xác định mức độ tiêu chuẩn đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Bộ cũng sẽ phối hợp với Ban chỉ đạo Đề án hệ tri thức Việt số hóa thực hiện chương trình “Em muốn làm nhà vệ sinh sạch”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nhà vệ sinh trường học…

Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương khẩn trương, quyết liệt rà soát và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện kinh tế, quy mô phát triển giáo dục của địa phương; dành kinh phí thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu về giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo…

Hà Nội dành 466 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh

Theo kế hoạch đầu tư xây dựng nhà vệ sinh cấp tiểu học và THCS của Sở GD&ĐT Hà Nội, giai đoạn 2017 – 2020, thành phố sẽ thực hiện xóa hết 2.725 khu vệ sinh xuống cấp, chưa đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành; xây bổ sung 995 khu vệ sinh của các trường còn thiếu theo quy mô, tỷ lệ học sinh sử dụng; xây bổ sung nhà vệ sinh cho các nhà học kiên cố, bán kiên cố 2 đến 4 tầng không có nhà vệ sinh theo đúng quy mô của các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành; đảm bảo khu vệ sinh không ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng sức khoẻ y tế học đường của học sinh; đáp ứng cảnh quan sư phạm trường học.

Nhu cầu vốn đầu tư theo khái toán của thành phố là 466 tỷ đồng để xây dựng mẫu nhà vệ sinh hiện đại, thiết bị đồng bộ, sử dụng tiện lợi và hợp điều kiện vệ sinh trong trường học hiện nay. Thành phố sẽ tập trung đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho 7 huyện khó khăn và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp, gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thạch Thất và Quốc Oai.

Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, kế hoạch triển khai năm 2018 là đề xuất phân bổ 40 tỷ đồng cho các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì. Thiết kế sửa chữa, cải tạo và xây mới nhà vệ sinh và hệ thống lọc nước hiện đại, thiết bị đồng bộ, sử dụng tiện lợi và hợp điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn và làm mẫu chung cho các huyện khác.

Ngoài ra, để duy trì nhà vệ sinh sạch sẽ trong quá trình sử dụng, Sở GD&ĐT cũng đề xuất có chế độ chính sách đối với công tác lao công, cho phép bổ sung biên chế lao công công tác vệ sinh trong các nhà trường...

Vẫn cần sự chung tay của toàn xã hội

Xây dựng, sửa chữa công trình nhà vệ sinh dành cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đặt ra cho ngành GD&ĐT trong năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì sẽ rất khó khăn nên công tác xã hội hóa nhà vệ sinh trường học đang được khuyến khích thực hiện.

Ngay tại Hà Nội, dù dành ra hơn 400 tỷ đồng để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trong trường học nhưng số tiền đó vẫn chưa đủ. Nhiều huyện khó khăn về ngân sách, nhu cầu xây dựng nhà vệ sinh còn cao. Vì vậy, thành phố vẫn phải kêu gọi xã hội hóa thông qua các hội nghị đầu tư. Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giao tỷ lệ xã hội hóa nhà vệ sinh về các quận, huyện. Cụ thể, đối với huyện, thị xã: Tổng nhu cầu đầu tư cần 294 tỷ đồng. Sở đề xuất đối với các huyện hỗ trợ 50% kinh phí ngân sách thành phố (gần 150 tỷ cho 18 huyện, thị xã) và 50% vốn xã hội hóa. Đối với các quận, dùng 50% các nguồn ngân sách của quận và 50% vốn xã hội hóa.

Có thể nói, để khắc phục tình trạng nhà vệ sinh bẩn trong trường học không hề dễ. Ngoài sự nỗ lực cố gắng trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh, rào cản lớn nhất chính là kinh phí chi trả lương cho người quét dọn vì tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay, không có nhân viên phụ trách việc quét dọn nhà vệ sinh. Trong khi đó, nhân viên phục vụ nhà trường lương tháng chưa tới 2 triệu đồng/tháng. Công việc của họ cũng đã khá nặng như quét dọn, lau chùi bàn ghế, nấu nước cho khu vực văn phòng, quét sân trường, lau dọn nhà vệ sinh của giáo viên…

Ở nhiều địa phương, phụ huynh đã đồng loạt góp tiền để thuê hoặc bồi dưỡng thêm cho nhân viên phục vụ. Số tiền cha mẹ các em đóng góp phụ thuộc vào sự bàn bạc của phụ huynh trong buổi họp đầu năm. Mức đóng góp sẽ được chia làm hai phần, phần để bồi dưỡng cho nhân viên phục vụ hàng tháng, phần mua chổi, nước rửa, nước lau sàn… Nhân viên phục vụ sẽ làm việc nhiều lần trong ngày và thường xuyên kiểm tra, theo dõi để nhắc nhở học sinh kịp thời. Vì vậy, nhà vệ sinh của những trường này tương đối sạch sẽ.

Nhiều phụ huynh cho rằng, về lâu về dài, nếu đóng góp thêm để nhà vệ sinh trong trường học sạch sẽ thì cũng là điều nên làm. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ băn khoăn, xã hội hóa sẽ có nhà vệ sinh đẹp sạch cho các con nhưng các trường cần có những quy định, quy trình về xã hội hóa chứ không để nó biến tướng thành mục đích khác.

Đọc thêm

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú Giáo dục

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú

TTTĐ - Sáng 6/11, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Xem thêm