Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Bài 4: Thay đổi cả nhận thức của giáo viên và học sinh

Văn hóa 26/11/2020 11:44
aa
TTTĐ - Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đang cụ thể hóa các hoạt động của nhà trường, phụ huynh, đồng thời có sự nhắc nhở, giám sát và thưởng, phạt rõ ràng. Điều này tạo nên sự thay đổi về nhận thức của cả giáo viên và học sinh.
Tri ân Bí thư Đoàn là giáo viên

Biến chuyển từ trong nhận thức

Bất kỳ ai đến trường Tiểu học Kim Liên (Đống Đa), ngay tại cổng trường, trong phòng bảo vệ đều có trưng 1 bảng nội quy rất trang nghiêm, dễ nhìn. Theo đó việc đầu tiên của mọi người khi vào trường là bỏ mũ bảo hiểm, xuống xe tắt máy và dắt bộ xe vào nơi để. Tại thời điểm này có thêm quy định đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt trước khi vào trường... Với khách đến làm việc phải có hẹn trước, trong giờ học giáo viên không được tiếp khách.

Ở trường Tiểu học Phương Liên, bộ quy tắc ứng xử trong trường học được triển khai rất hiệu quả
Ở trường Tiểu học Phương Liên, bộ quy tắc ứng xử trong trường học được triển khai rất hiệu quả

Phía trong sân, là nội quy chung của nhà trường, của học sinh; Trong phòng Hội đồng là bảng quy tắc ứng xử giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh… nêu cụ thể từ trang phục đến việc được làm và không được làm trong trường…

Theo cô Phạm Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phương Liên: “Đầu tiên Nhà trường tuyên truyền cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường nắm được, từ đó nhận thức rõ vấn đề và việc cần làm. Sau đó, mỗi lớp, mỗi bộ phận từ văn phòng, công đoàn đến bảo vệ, lao công… lại xây dựng quy tắc riêng. Tất cả đều hướng tới việc nói lời hay, làm việc tốt, văn minh, thực hiện đúng pháp luật, cảnh quan xanh, sạch đẹp”.

Cô hiệu trưởng cũng cho biết thêm, việc đưa ra quy tắc cụ thể cho từng việc trong trường học rất có lợi cho nhà trường và cả phụ huynh. Ví dụ như học sinh về giữa giờ, trong khi trường có quy định không cho người lạ vào, nếu không có quy định cụ thể cho vấn đề này thì dễ dẫn đến việc, bảo vệ không cho phụ huynh vào trường, trong khi học sinh ốm nằm ở phòng Y tế mà không được về, từ đó sẽ gây bức xúc cho phụ huynh, học sinh...

Vì thế nhà trường đã quy định chi tiết cho từng bộ phận, học sinh về giữa giờ, việc đầu tiên cô giáo phải gọi cha mẹ, có biên bản bàn giao giữa cô giáo và phụ huynh. Cô giáo viết biên bản đưa học sinh xuống cổng, đồng thời cầm tờ giấy đó cho bố hay mẹ đến đón, ký vào mới được về. Nếu học sinh ốm mà đưa xuống phòng Y tế thì phòng Y tế có trách nhiệm đưa ra…”.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên trường Tiểu học Phương Liên cho biết, để áp dụng Quy tắc ứng xử trong trường học với phụ huynh là khó nhất. Vì vậy cần phải quy định cụ thể hơn và nhiều cách tiếp cận, tuyên truyền khác mới đạt hiệu quả…

“Tôi thấy rằng Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học rất cần thiết để cho mọi người biết cách ứng xử cho phù hợp. Chúng tôi vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, bổ sung thêm cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Nội quy rõ ràng, quy định cụ thể nên mọi người cứ thế mà thực hiện, đã đưa vào thi đua rồi, anh vi phạm thì cứ thế mà trừ điểm. Với sự thưởng, phạt nghiêm minh, cho đến thời điểm hiện tại đã có sự chuyển biến rất tốt”, cô Phạm Thị Ngọc Lan cho biết.

Khi đã có nhận thức về việc cần phải thay đổi để làm cho môi trường sư phạm trở nên thân thiện thì chính giáo viên luôn là người gương mẫu, đi đầu. Như vậy, ngoài việc truyền dạy kiến thức, thầy cô giáo còn luôn giữ vững hình ảnh người giáo viên Nhân dân, mô phạm, nghiêm trang nhưng không cứng nhắc, tận tâm, tận tình, chan hòa nhưng không suồng sã.

Điều đó giúp cho học sinh cảm nhận được thầy cô giáo không quá xa vời mà thực sự gần gũi và rất đáng kính trọng.

Tiết học thân ái

Tại lớp 8A2 trường THCS Ngọc Lâm, tiết học Văn diễn ra nghiêm trang, lời giảng bài của cô Phùng Thị Vui lúc trầm, lúc bổng với nhiều ví dụ liên hệ thực tế, sinh động, thậm chí gây cười khiến học sinh thi thoảng lại cười ồ lên thích thú. Tiết Văn không còn là nỗi sợ, hay buồn ngủ mà hơn 50 học sinh chăm chú lắng nghe cô giảng… Trong giờ học của cô Vui, học sinh giơ tay phát biểu rất nhiều, sai hay đúng đều được cô khuyến khích, đúng được khen mà sai cũng vẫn được khen và cô sửa sai luôn tại chỗ…

Giờ ra chơi của cô Vui cũng rất cởi mở, thân thiện. Thường thì giờ ra chơi nào cũng có học sinh lên hỏi bài. Cô tươi cười, tận tình giảng giải, trò thoải mái bày tỏ, 1 lần không hiểu, các em hỏi lại lần thứ 2 đến khi nào hiểu bài mới thôi… Dù cởi mở thế nhưng vẫn không mất đi sự lễ phép, kính trọng đúng mực giữa thầy và trò.

Cô Phùng Thị Vui cho biết: “Quy tắc ứng xử văn hóa, giúp cho giáo viên xây dựng được quy định cụ thể theo tình hình thực tế lớp học, từ đó học sinh tuân theo và hình thành lối sống đẹp, văn minh. Bản thân giáo viên phải là người thay đổi trước để học sinh noi theo. Điều mà tôi làm được đó là thân thiện, lắng nghe học sinh, từ đó các em thầy gần gũi và chia sẻ với mình nhiều hơn”.

Mỗi tiết học các em không chỉ thu về kiến thức mà còn nhận về cả tình yêu thương và sự quan tâm của thầy cô giáo
Mỗi tiết học các em không chỉ thu về kiến thức mà còn nhận về cả tình yêu thương và sự quan tâm của thầy cô giáo

Em Nguyễn Đình Trung, học sinh lớp 8A2 cho biết: “Ngay từ đầu năm cô Vui đã phổ biến nội quy của lớp học, sau đó trong những giờ sinh hoạt, cô lại nhắc nhở hoặc lấy ví dụ từ những trường hợp cụ thể để nói về những quy tắc đối với học sinh, những điều được và không được làm. Vì thế, những quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh, hầu như em luôn nhớ trong đầu. Em thấy, thời gian ở trên lớp của chúng em còn nhiều hơn ở nhà nên đây như một gia đình thứ 2. Vì vậy, bạn bè cần phải chan hòa, gắn bó, chia sẻ với nhau”.

Như vậy, bản thân học sinh cũng luôn biết được phần việc, trách nhiệm cũng như kỉ cương trong trường lớp. Các em đã hiểu và đã biến quy tắc ứng xử thành những hành động hàng ngày. Bên cạnh việc chan hòa thân ái với bạn bè, học sinh cũng đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của giáo viên cũng như cảm nhận được tình cảm mà thầy cô truyền đạt qua từng tiết học.

(Còn nữa)

Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc
Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người... Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người...
“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long “Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long

Tin liên quan

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục Thời trang - Làm đẹp

Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục

TTTĐ - Chào mừng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và nhà thiết kế tổ chức fashion show “Sắc màu di sản".
Kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội Nghệ thuật

Kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội

TTTĐ - Tối 9/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị tổ chức là nơi kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Thủ đô.
Toàn văn bài phát biểu Chủ tịch Cuộc thi Hoa hậu Calgary doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024 Thời trang - Làm đẹp

Toàn văn bài phát biểu Chủ tịch Cuộc thi Hoa hậu Calgary doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024

TTTĐ - Tại Khách sạn Rex Sài Gòn, bà Hồ Thị Thu Đông - Chủ tịch Công ty TNHH Đại Tây Dương, thương hiệu CALGARY, Trưởng Ban Giám khảo và Chủ tịch Cuộc thi Hoa hậu Calgary doanh nhân Việt Nam toàn cầu năm 2024 - vừa có bài phát biểu tại buổi họp báo công bố cuộc thi. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu.
Cuộc đua gay cấn của những biểu tượng sáng tạo tương lai Văn hóa

Cuộc đua gay cấn của những biểu tượng sáng tạo tương lai

TTTĐ - Ngày 8/11, TikTok Awards Việt Nam 2024, sự kiện được các nhà sáng tạo nội dung trông chờ nhất năm, chính thức khởi động với chủ đề hoàn toàn mới “The Icons of Tomorrow, Today - Dấu ấn hiện tại tạo cảm hứng tương lai".
Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng Nghệ thuật

Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có hơn 100 hoạt động, hơn 1000 tác phẩm sáng tạo cùng sự góp sức của trên 500 người thực hành thiết kế sáng tạo. Nhiều hoạt động hưởng ứng trải rộng khắp các địa phương tại Thủ đô. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của Lễ hội trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ là đối tượng hướng đến của Lễ hội, mà Lễ hội cũng trở thành nơi quy tụ sức sáng tạo mạnh mẽ của cộng đồng.
Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội Văn học

Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi viết "Hà Nội & tôi" lần thứ II do tạp chí Người Hà Nội tổ chức là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.
Những thông điệp sâu sắc từ sách văn hoá của cố Tổng Bí thư Văn hóa

Những thông điệp sâu sắc từ sách văn hoá của cố Tổng Bí thư

TTTĐ - Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một “cẩm nang” quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển, lan toả giá trị văn hoá dân tộc ta.
Phong cách cuốn hút của sao Việt trên sân pickleball Thời trang - Làm đẹp

Phong cách cuốn hút của sao Việt trên sân pickleball

TTTĐ - Pickleball đang là môn thể thao nổi lên như một xu hướng mới nhờ tính linh hoạt, dễ tiếp cận và đầy hứng khởi được nhiều sao Việt yêu thích. Phong cách thời trang cuốn hút của các mỹ nhân trên sân tập cũng khiến khán giả quan tâm, theo dõi.
Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh Nghệ thuật

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh

TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Xem thêm