eMag azine
06/07/2023 09:00
Bài 4: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

06/07/2023 09:00

TTTĐ - Phải khẳng định rằng, trang phục áo dài ngày càng tham gia nhiều hơn vào đời sống văn hóa, đời sống hàng ngày của Việt Nam.

Trang phục

Bài 4 : Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

Bài 4: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

Phải khẳng định rằng, áo dài ngày càng tham gia nhiều hơn vào đời sống văn hóa, đời sống hàng ngày của Việt Nam. Có được điều đáng mừng đó là nhờ công lớn của các NTK. Các thế hệ NTK Việt không chỉ nâng tầm, cất cánh cho thời trang Việt mà còn nuôi dưỡng, nhân rộng tình yêu với áo dài cũng như cách tân, sáng tạo để áo dài dễ mặc hơn, có tính ứng dụng cao hơn. Trong hành trình đó, không thể không kể tới việc họ ý thức cao trong hoạt động quảng bá, phát triển tà áo dài ra bên ngoài biên giới…

Phía sau thời trang là văn hóa

Ngay từ những năm 89, 90 của thế kỉ trước, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã chọn và đến với nghề may mặc, đặc biệt là chiếc áo dài. Anh chia sẻ, trong kí ức của mình, chiếc áo dài gắn bó với anh rất sâu đậm. Đó là hình ảnh những bà, những mẹ mặc áo dài nâu đi chùa. Đó là vào ngày lễ tết, đường phố Hà Nội phấp phới tung bay những tà áo dài nhiều màu sắc. Rồi vào ngày khai giảng, các chị nữ sinh mặc áo dài trắng tinh khôi đến trường, cả sân trường ngập sắc trắng, đẹp dịu dàng khiến ai cũng say mê ngắm nhìn.

Đỗ Trịnh Hoài Nam xúc động kể lại, lúc 14, 15 tuổi anh đã may cho mẹ mình chiếc áo dài đầu tiên. Hồi đó, theo phong cách được lan truyền từ TP Hồ Chí Minh ra, những hoa văn, họa tiết trên áo thường được vẽ sơn mài và được người Hà Nội rất ưa chuộng. Nhận chiếc áo con trai may tặng, mẹ anh đã rất cảm động và tự hào.

Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộcThiết kế áo dài trong bộ sưu tập Giấc mơ của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam

Trong quá trình học tại trường Mỹ thuật Công nghiệp, Đỗ Trịnh Hoài Nam có nghiên cứu về thời trang các nước trên thế giới và nhận ra rằng, đất nước nào cũng vậy, thời trang phải dựa trên lịch sử và văn hóa dân tộc. Như chiếc áo Kimono của Nhật Bản, nó mang tính biểu trưng rất cao cho giá trị truyền thống và bản sắc của đất nước mặt trời mọc. Tại các hội thảo về thời trang, nhà thiết kế nước ngoài luôn nói về truyền thống, văn hóa để làm nên điều khác biệt trong từng trang phục. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam bắt đầu tìm hiểu về áo dài từ đó.

Để phát triển khả năng, anh thử sức với các cuộc thi và thông qua những cuộc cọ sát này, anh cũng hiểu thêm một điều, càng muốn thành công thì càng phải đi sâu vào truyền thống. Những phương pháp thêu làng nghề trên chất liệu truyền thống được anh đưa vào ứng dụng, tạo nên những mảnh vải, những thiết kế cho khách hàng khiến họ thích thú bởi họ được khoác lên mình không chỉ là chiếc áo đơn thuần mà còn là cả những câu chuyện dài về văn hóa, về làng nghề thủ công, về những vốn quý trao truyền qua nhiều thế hệ.

Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

Người mẫu Mai Thu Trang truyền tải vẻ đẹp của thiết kế áo dài lấy cảm hứng từ tinh hoa gốm sứ Bát Tràng

Không chỉ tâm huyết với các chất liệu truyền thống, Đỗ Trịnh Hoài Nam còn sáng chế ra kiểu may áo dài ly vuông tạo sự dễ chịu cho người mặc thay vì ly chéo như trước kia. Năm 2014, BST “Mong manh cánh hoa đào” của anh chụp ảnh tại Nhật Bản đã gây ấn tượng mạnh với giới mộ điệu Việt Nam và quốc tế.

Năm 2015, khi được mời trình diễn tại Tuần lễ thời trang New York (Mỹ), giữa việc mang đến đây những bộ đầm hiện đại để thi thố hay mang đến truyền thống của Việt Nam, anh đã chọn áo dài. Khi anh gửi hồ sơ phác thảo những mẫu thiết kế, đặc biệt là cách anh sử dụng phương pháp thủ công dát vàng của làng nghề truyền thống thì BTC rất bất ngờ, mời anh trình diễn mở màn và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn bè quốc tế.

Đó là động lực để anh ngày càng say đắm với áo dài nhiều hơn, liên tục những BST áo dài được anh đưa ra để quảng bá áo dài, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Có thời điểm anh đưa ra hơn 200 bộ áo dài mang hình quốc kỳ các nước. Nhiều đại sứ, các quan khách đã rất thích và đặt may để mặc trong các sự kiện ngoại giao.

Tại Liên hoan phim Canes 2019, BTC mời anh mang 46 bộ áo dài đại diện cho 46 nước tham dự LHP trong chuỗi sự kiện này.

Đỗ Trịnh Hoài Nam tâm sự rằng, anh không bao giờ quên được cảm giác vỡ òa sung sướng, trào dâng niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước khi những lần mang các BST ra nước ngoài trình diễn hoặc chụp ảnh quảng bá tại Rome, tại Paris, New York hay những thành phố ở các quốc gia trên thế giới, nhiều khách nước ngoài đứng xem rất lâu và trầm trồ, thích thú. Họ không biết tiếng Việt nhưng đã nhận diện được và gọi tên được áo dài, gọi tên hai tiếng “Việt Nam”.

Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộcNhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam bên các mẫu áo dài

Không những thế, khi đại diện của Việt Nam mặc áo dài trong các sự kiện ngoại giao tại nước ngoài, các chính khách nước bạn rất thích thú hỏi thăm về chất liệu, khen ngợi vẻ đẹp và kĩ thuật thêu truyền thống của đất nước mình. Điều đó khiến anh vô cùng hạnh phúc, xúc động và có thêm cảm hứng, động lực để anh yêu truyền thống nhiều hơn, yêu áo dài Việt Nam nhiều hơn và tiếp tục thiết kế những mẫu phong phú, độc đáo.

Đầu năm 2023, anh đã mang BST “Suối nguồn” với hình ảnh hoa sen và kĩ thuật cắt may vừa mang tính truyền thống vừa kết hợp hiện đại đi giao lưu văn hóa tại Holywood, San Diago, California (Mỹ). Cộng đồng người Việt và chính quyền ở đây rất thích thú và đặc biệt người Việt, họ cảm nhận như đang được nhìn thấy, chạm vào hình ảnh quê hương xứ sở của mình.

Tiếp tục quảng bá tinh hoa đất nước

Năm 2023, sau những gián đoạn bởi dịch bệnh COVID-19, các hoạt động quảng bá đất nước Việt Nam thông qua tà áo dài trong các hoạt động giao lưu văn hóa tiếp tục được tổ chức sâu hơn, chất lượng hơn tại nhiều nơi trên thế giới.

Trong năm nay dự kiến NTK Thảo Giang sẽ quảng bá Việt Nam thông qua tà áo dài ở một số quốc gia trong đó có Srilanka - Quốc Gia Phật giáo lâu năm, nơi có cây bồ đề lâu năm nhất thế giới (khoảng 2.500 năm tuổi), cùng là nơi có thầy Thích Pháp Quang xây chùa Trúc Lâm và dạy tiếng Việt. BST lần này Thảo Giang mang đi là âm hưởng của hình ảnh “Hoa sen và lá bồ đề”.

Còn ở tương lai xa hơn nữa Thảo Giang cho biết cô mong muốn được thực hiện thật nhiều những BST áo dài quảng bá cho “Văn hóa - di sản - di lịch” của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua những chương trình ngoại giao văn hóa.

NTK Thoa Trần thì cho biết: “Tôi luôn mong muốn tà áo dài Việt Nam không chỉ xuất hiện tại Việt Nam và lan tỏa nhiều hơn ra thế giới. Dự định của tôi những năm về sau là mang nhiều mẫu thiết kế ý nghĩa nhất trình diễn quảng bá trên nhiều đất nước để mọi người không chỉ nghe kể về tà áo dài Việt Nam, mà còn tận mắt nhìn thấy, tận tay chạm vào để hiểu được nhiệt huyết của các NTK cho từng tác phẩm với văn hoá quê hương mình”.

Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam chia sẻ tin vui rằng anh cũng được mời là NTK cho 20 bộ áo dài trong đêm Chung kết Miss World Việt Nam 2023 dự kiến diễn ra trong tháng 7 này. Đây là một sự kiện mang tầm quốc tế và bằng cách đưa hình ảnh di sản của Phú Yên lên áo dài, anh tin rằng mình cũng sẽ góp phần quảng bá hơn nữa văn hóa, du lịch, làng nghề truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Tiếp theo, trong tháng 10 tới, anh sẽ mang tác phẩm của mình tham dự Tuần lễ áo dài tại San Diago (Mỹ). Một lần nữa anh sẽ lại tìm tòi, nghiên cứu các kĩ thuật và chất liệu truyền thống để áo dài không chỉ là trang phục để mặc mà còn là phương tiện hữu hiệu để quảng bá văn hóa Việt.

Bài 4: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

Vị trí quan trọng trong lòng người Việt

Để áo dài lan tỏa được ra với thế giới thì bản thân nó phải có đời sống riêng, sống khỏe tại quê hương của chính mình. Thực tế cho thấy, giữa rất nhiều xu hướng thời trang, áo dài vẫn đang chiếm vị trí khá quan trọng trong lòng người Việt. Từ các sự kiện quan trọng đến chụp ảnh ngoài trời, từ các sân khấu thời trang đến cuộc sống hàng ngày, áo dài đã trở thành một phần không thể thiếu của người Việt.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng cho rằng, các xu hướng cách tân, cách điệu áo dài hiện nay là để trang phục này phù hợp hơn với cuộc sống. Áo dài trước hết là sản phẩm thời trang, phải được tiến hóa, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng. Trước đây áo dài có tay mặc khá chật, lộ nhược điểm cơ thể, với công thức cắt may áo dài ly vuông do anh sáng tạo và được các NTK trẻ hiện nay áp dụng thì mặc lên không bị nhăn tay, rúm cổ và lộ bụng, tôn dáng, mặc dễ chịu khắc phục các nhược điểm trước kia.

Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc Bài 5: Nuôi dưỡng tình yêu với trang phục truyền thống để thăng hoa hồn dân tộc

Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế áo dài như một bộ đầm dạ hội cũng là để đến gần hơn khách hàng quốc tế, phù hợp với các sân khấu trình diễn. Những người mẫu da màu, những siêu mẫu quốc tế đều thích thú nói rằng tà áo dài khiến họ trở nên mềm mại hơn mà không kém phần quyến rũ, lạ lẫm. Từ tà áo dài, họ lại mong muốn được tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam và muốn được đặt chân đến xứ sở này. Với cách đó, Đỗ Trịnh Hoài Nam có thêm những người bạn yêu thích, đặt may và diện những chiếc áo dài ở những sân khấu, sự kiện văn hóa lớn trên thế giới. Đó cũng là thêm một cơ hội cho tên tuổi Việt Nam được bạn bè quốc tế nhắc đến nhiều hơn.

Trước các xu hướng cách tân nở rộ, Đỗ Trịnh Hoài Nam cho rằng áo dài truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng và vững chãi. Bởi khi được khắc phục bằng công thức cắt may ly vuông, áo dài càng dễ mặc hơn, có tính ứng dụng trong đời sống cao hơn, được các bà, các chị lựa chọn mặc trong nhiều dịp trọng đại, dạo phố, chụp ảnh hay đi lễ chùa…

Các NTK đều chia sẻ rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, không phải ai cũng mua liên tục áo dài trong khi điều kiện sản xuất thủ công đòi hỏi kĩ thuật cao mà vẫn phải tính giá thành hợp lý nhưng được sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng trong và ngoài nước, họ vẫn được tiếp lửa để nuôi dưỡng tình yêu với nghề. Bằng cách đó, chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng, áo dài đã, đang và sẽ tiếp tục thăng hoa với sứ mệnh truyền tải hồn cốt dân tộc qua nhiều thế hệ và lan tỏa văn hóa Việt đi khắp năm châu, bốn biển.

(Còn nữa)

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Ngọc Minh

Bài 1: “Nhịp cầu” lan tỏa thông điệp hữu nghị, hòa bình Bài 1: “Nhịp cầu” lan tỏa thông điệp hữu nghị, hòa bình
Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…
Bài 3: Nét Việt trên gấm vóc, lụa là Bài 3: Nét Việt trên gấm vóc, lụa là

PV