Tag
Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững"

Bài 4: Lệch chuẩn ở học đường, đâu chỉ trách nhiệm của trường?

Văn hóa 17/07/2019 07:17
aa
TTTĐ - Những ai có con đang tuổi đi học, thi thoảng thấy thông tin báo chí phản ánh bạo lực học đường đều lo ngay ngáy. Người thì thở phào nhẹ nhõm khi thấy con mình không có biểu hiện bất bình thường. Không ít người có tâm lý đổ lỗi cho nhà trường giáo dục không nghiêm. Những hiện tượng lệch chuẩn ấy sẽ hạn chế được rất nhiều khi trong gia đình, các em được xây dựng, bồi đắp nền tảng vững chắc về ứng xử.

Lệch chuẩn ở học đường, đâu chỉ trách nhiệm của trường?

Nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu và con gái Lã Hồ Thị Minh Khuê

Bài liên quan

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững - Bài 3: Từ chuyện nhà, ra chuyện đường

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững - Bài 2: Hạnh phúc - thước đo của gia đình

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững- Bài 1: Kịp thời và đúng lúc

Đừng “thả” con tự do…

Các clip lan truyền trên mạng xã hội phần nào phản ánh tình trạng manh động, thích gì làm nấy, hành xử theo lối ỷ mạnh hiếp yếu của một bộ phận các học sinh. Không chỉ tập trung đánh hội đồng, dằn mặt dữ dội, những em ẩu đả, dằn mặt bạn bè còn “tận dụng” công nghệ, ghi lại hình ảnh, quay clip nhằm khiến người bị đánh xấu hổ, suy sụp tâm lý.

Không ít em vừa bị bạn đánh vừa bị lột đồ, hạ nhục. Các nạn nhân phải điều trị tâm lý vì lứa tuổi này rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương tinh thần và rất coi trọng thể diện với bạn bè. Các thông tin các vụ việc "nữ sinh sư phạm gọi hội bẩy người tới đánh bạn tại quán trà sữa ở Hà Nội", "nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Gia Lâm"... đều khiến dư luận nhức nhối, phụ huynh lo lắng và cả nhà trường cũng đứng ngồi không yên.

Có hàng trăm ngàn lý do dẫn đến việc một cá nhân hoặc vài ba em bị một nhóm hoặc rất đông bạn bè đánh hội đồng. Tức nhau một câu nói, ganh đua nhau, làm mất lòng ai đó, được bạn khác giới để ý hay bất cứ điều gì không “thuận mắt”… các em cũng có thể đánh đấm nhau túi bụi.

Như báo Kinh tế Đô thị đưa tin, chiều 14/3/2018, một số học sinh trường Nguyễn Thượng Hiền (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã xô xát em N.Đ.Đ và dùng dao đâm em P.V.V (cùng lớp 12A). Do vết thương quá nặng, em P.V.V đã tử vong.

Có những vụ việc để di chứng nặng nề cho cả cuộc đời của các em học sinh như khó hòa nhập với cộng đồng, mặc cảm phải điều trị tâm lý hay tự tử do không chịu nổi áp lực. Đó đây còn các trường hợp tuy không nổi cộm nhưng luôn âm ỉ, là nỗi đe dọa, áp lực tinh thần lớn với các học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Theo báo cáo của ngành Giáo dục, trong năm học 2017 - 2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ bạo lực, 53% trong số đó diễn ra trong môi trường học đường. Trong giai đoạn 2010 - 2018, 7.735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.

Bạo lực học đường không phải là mới. Việc ganh ghét, không ưa nhau, hiềm khích giữa các học sinh là chuyện muôn thuở. Ngay cả trên thế giới cũng vậy, luôn có những em yếu thế bị bắt nạt và những em khỏe mạnh, có điều kiện, kéo bè kéo cánh đi đe dọa bạn khác.

Để xảy ra những việc này, cha mẹ cũng nên tự vấn lương tâm mình. Liệu mỗi người đã quan tâm đến con một cách sâu sát; để ý, chia sẻ khi con có biểu hiện lạ; hỏi han về tình hình học tập, bạn bè của con ở trường hay “thả” con tự do? Tâm lý đã giao con thì nhà trường phải chịu trách nhiệm toàn bộ, gia đình chỉ “tiếp quản” khi con về nhà đã tạo nên những lỗ hổng giáo dục. Điều này khiến sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thiếu hài hòa, tạo nên những cong vênh, đứt gãy mà chính những điểm yếu này sẽ rất dễ để xảy ra bạo lực.

Vẽ cho “hươu” chạy đúng đường

Nhà trường là một xã hội thu nhỏ, là môi trường bên ngoài các con tiếp xúc, học tập, trải nghiệm đầu tiên và chiếm thời gian nhiều sau thời gian ở bên gia đình. Tất nhiên, bạo lực học đường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tác động của mạng xã hội, internet, phim ảnh… nhưng nền tảng ứng xử trong gia đình vẫn là cái neo vững chắc để các em giữ mình trước mọi tác động của đời sống. Nếu ở nhà, các em không phải chứng kiến cảnh bố mẹ, anh em, làng xóm đánh chửi nhau thì chắc các em cũng không đến nỗi hành động thiếu suy nghĩ như thế.

Nếu ở trong nhà, các em được dạy về lý lẽ, tìm hiểu căn nguyên, cư xử có khuôn phép thì không bao giờ có chuyện “nóng” lên… là làm như vậy. Cha mẹ đừng đổ lỗi cho xã hội, cho thầy cô, cho mạng xã hội mà phải tự trách mình trước. Theo sát, giáo dục con từ những hành vi nhỏ nhất thì cha mẹ sẽ giúp cải thiện được những hành vi lệch chuẩn khi các con ra ngoài xã hội.

Nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu nổi tiếng trong “giới làm mẹ” bởi những phương pháp mà chị dày công nghiên cứu, hun đúc, chắt lọc để áp dụng phù hợp với môi trường giáo dục Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố lớn như Hà Nội.

Chị phân tích: “Những đứa trẻ bị bắt nạt thường không được cha mẹ hướng dẫn để tránh tiếp xúc với bạn những bạn ưa “giao tiếp” bằng bạo lực; còn những bạn bắt nạt bạn bè thường rơi vào gia đình có bố mẹ không làm gương tốt hoặc bố mẹ bỏ rơi việc nuôi dạy con cái. Là phụ huynh, ngay từ khi nuôi con còn nhỏ, bằng lý trí tôi đã thấu cảm sâu sắc rằng, ở xã hội nào, dù Việt Nam hay Mỹ, Pháp thì hiện tượng trẻ con bắt nạt nhau là không ngoại lệ nhưng ở mức độ nào thì lại phụ thuộc vào người lớn, vào nền giáo dục, tinh thần xã hội và nền tảng giáo dục gia đình”.

Cũng như bao cô gái tuổi học đường, Minh Khuê, con gái chị Hải Âu cũng gặp vô vàn rắc rối ở trường học. “Một ngày bỗng nhiên con tôi bị bạn gái cùng trường dọa đánh. Bạn ấy cho rằng con tôi đã mách với nhà trường việc bạn ấy mang dao đến lớp, dù con không làm chuyện đó”, chị Hải Âu chia sẻ.

Chị đã tâm sự và khuyên con gái nên gặp trực tiếp bạn ấy vì “chỉ có con mới xóa đi những khác biệt giữa con và bạn Trà (tên bạn gái ấy)”. Sau khi Trà bảo có đứa mách và Minh Khuê đã giải thích rằng: “Bạn học lớp I, tôi học lớp A và con đường đến lớp của tôi không đi qua lớp bạn làm sao tôi biết điều đó. Bạn hãy bình tĩnh để tôi nói, bạn hãy suy nghĩ về điều tôi nói, rồi sau bạn đánh tôi cũng chưa muộn…”.

Nghe vậy, Trà bảo sẽ kiểm tra lại và chưa đánh Minh Khuê nhưng câu chuyện chắc chắn chưa dừng ở đó. “Đêm đấy, tôi không ngủ được và nghĩ, nếu giờ mà tôi lên nói với cô giáo chủ nhiệm, với giám thị hay thậm chí lên thưa với hiệu trưởng rằng con tôi đang gặp nguy hiểm thì có thể dừng lại vụ việc này một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi tin chắc lối giải quyết đó tiềm ẩn mối hiểm họa”, chị Hải Âu kể.

Vì lúc đó mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ vẫn còn nguyên và sẽ bùng phát trở lại ở mức độ trầm trọng hơn vào một ngày nào đó. Chị bảo với con, ngày mai hãy chủ động gặp bạn và nói rằng, bạn đã tìm hiểu kỹ chưa; nếu bạn nói tìm hiểu kỹ rồi thì hãy nói cho tôi xem bạn đã tìm hiểu đến đâu.

Minh Khuê đã thực hiện như vậy và Trà thừa nhận không có lý do gì để Minh Khuê biết được bạn kia mang dao đến lớp. Từ đó, hai bạn chơi với nhau suốt quá trình học THCS.

Như vậy, lối ứng xử bình tĩnh của người mẹ đã cho Minh Khuê sự tự tin, dũng cảm để ứng xử hòa nhã với bạn, hóa giải những hiểu lầm và nguy cơ bị bạn đánh. Cha mẹ vẫn sẽ luôn là người bạn, là người thầy đầu tiên để “vẽ” cho “hươu” chạy đúng đường bằng kinh nghiệm và cả văn hóa ứng xử đã được trao truyền, rèn luyện của chính mình.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh Nghệ thuật

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh

TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa Văn hóa

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
Xem thêm