Tag
Tân sinh viên và những bối rối năm đầu

Bài 3: Sinh viên năm đầu và 3 “tự”

Nhịp sống trẻ 12/09/2019 08:37
aa
TTTĐ - Tự học, tự quản lý,tự điều chỉnh… đó là 3 “tự” chính trong cuộc sống xa nhà của các bạn tân sinh viên ở một môi trường hoàn toàn mới mẻ.

Bài 3: Sinh viên năm đầu và 3 “tự”

Trường Đại học Hà Nội chào đón tân sinh viên

Bài liên quan

Bài 1: Tân sinh viên đừng “ngủ quên” trong chiến thắng

Bài 2: Tránh xa cám dỗ…

Tự học ở nhà gấp 3 lần trên giảng đường

Có thể nói, trong năm đầu xa nhà, những khó khăn về thay đổi môi trường học, môi trường sống, bạn bè… là điều mà các tân sinh viên đang gặp phải. Vậy các bạn phải làm sao đều tự điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp với môi trường mới?

Theo bạn Hồ Hữu Hòa, sinh viên trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: “Thay đổi về học tập, thay đổi về bạn bè cũng khiến mình bỡ ngỡ. Nếu như học cấp THPT, các bạn đều là người quen biết nhau từ lâu thì lên đại học, em gặp gỡ các bạn mới quen ở các tỉnh thành khác nhau, tất cả mọi người đều sống xa gia đình, rất khó để thích nghi. Ngoài ra, mình thấy việc học hành rất khác, khiến mình loay hoay không biết bắt đầu từ đâu”.

Về vấn đề này, thầy giáoCao Công Ánh, Bí thư đoàn trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải đưa ra lời khuyên: “Các bạn nên trập trung vào một số nhiệm vụ chính: Học tập, chú ý thời gian học, nhiều bạn khi không có sự quản lý của bố mẹ, gia đình thường bỏ bê, quên việc học tập một cách tự giác…

Hiện nay các bạn học theo hệ thống tín chỉ, phải cập nhật lịch học của mình và nắm được quy chế, xem mình cần tập trung những gì.Đối với các môn học, ở trên lớp, thầy chỉ là hướng dẫn, định hướng, các bạn phải tự học nhiều, trên lớp học một, ở nhà phải học gấp ba lần. Trước khi đi học, các bạn phải có tài liệu đầy đủ, tài liệu đó ở thư viện, anh chị khóa trên hay các thầy cô hoặc từ sách báo, trên mạng internet… Đặc biệt, các bạn phải lên đề cương sẵn cho bài học đó. Ví dụ ngày mai có môn này thì các bạn đọc trước từ hôm nay đi, có thể đọc một, lần các bạn chưa hiểu, đọc hai lần, ba lần cũng chưa nắm rõ được hết nhưng khi lên lớp, thầy hướng dẫn sẽ vỡ ra được nhiều thứ. Học như thế các bạn sẽ nhớ nhanh, nhớ nhiều và nhớ lâu. Ngoài ra, sau khi học xong ở trên lớp, về nhà các bạn cũng phải học thêm kiến thức nhiều hơn nữa, tìm hiểu cả những tài liệu bên ngoài…”

Về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Đình Trinh, Bí thư Đoàn trường Đại học Thủy Lợi cũng “gỡ rối” cùng các tân sinh viên: “Lên đại học, cách học khác, về nguyên tắc, một tiết học tín chỉ ở trên lớp, sinh viên phải có hai tiết chuẩn bị trước, lượng kiến thức các thầy trao đổi trên lớp nhiều, đòi hỏi sinh viên phải họcbài ở nhà mới theo kịp. Có bạn không ý thức được việc đó nên vẫn theocách học ở phổ thông dẫn đến khi học đại học sẽ bị động. Các bạn phải nắm được chương trình, tiết học đầu tiên bao giờ giảng viên cũng trao đổi về nội dung, môn này ra sao và đòi hỏi đầu ra như thế nào.Bên cạnh đó, cũng sẽ có một tiết các thầy hướng dẫn cách học, có môn cần đòi hỏi kiến thức sâu, có môn kiến thức rộng, có môn bắt buôc phải học thuộc lòng. Như vậy, các bạn phải nắm được logic của môn học và nó liên quan đến kiến thức nào để mình chuẩn bị trước. Quan trọng nhất của sinh viên học tín chỉ là phải chủ động, anh phải tự tìm hiểu kiến thức, chỗ nào thiếu anh yêu cầu giảng viên bổ trợ…”

Ngoài ra, các tân sinh viên cũng cần lưu ý, trong thời đại công nghệ 4.0, kiến thức ngoại ngữ rất quan trọng, các bạn sinh viên cần phải trang bị thật tốt để bản thân mình chủ động khi đất nước hội nhập.

Làm thêm cũng tốt nhưng không nên sa đà

Khi về thành phố lớn, nhiều bạn thấy mình phải đi kiếm việc làm, những công việc như chạy grap, bưng bê, bán hàng… thu nhập tương đối ổn so với ở quê, vì vậy không ít bạn đã sa đà vào việc làm thêm mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Theo thầy giáo Nguyễn Đình Trinh: ‘Tôi luôn khuyên sinh viên đi làm thêm nhưng khuyến khích ở khía cạnh: lựa chọn việc thích hợp với ngành nghề và sở thích đam mê của mình để sau này vừa phù hợp với cái đã học.Ở trường tôi, những bạn học chuyên ngành kinh tế, kiếm được việc làm thêm khá phù hợp. Không ít bạn đã và làm kế toán, thu ngân hay làm online… thu nhập rất tốt.

Năm thứ nhất đi làm thêm thì không có vấn đề gì nhiều nhưng phải biết phân bổ thời gian. Ví dụ các bạn học buổi sáng thì buổi chiều vẫn có thể đi làm thêm và buổi tối học bài. Sinh viên Đại học Thủy lợi có đặc thù là trường ở trung tâm nên các bạn dễ dàng tìm được việc. Làm thêm để các bạn có thu nhập, ổn định cuộc sống thì là nên làm. Ngoài ra, làm thêm cũng giúp các bạn va chạm xã hội, quen dần với cuộc sống ở thành phố. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, làm thêm chỉ là kiếm tiền để trang trải cuộc sống của mình thôi, đừng nghĩ đến cách kiếm tiền quá nhiều, nếu sa đà vào đó thì các bạn sẽ xao nhãng việc học tập”.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm