Tag
Di dời doanh nghiệp lên phía Bắc Bình Dương - Bước đi thận trọng và khoa học

Bài 3: Quy hoạch khu công nghiệp “3 trong 1”

Doanh nghiệp 29/11/2024 13:00
aa
TTTĐ - Theo quy hoạch, đến năm 2030, Bình Dương sẽ có khoảng 42 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 25.000ha, trong đó diện tích sử dụng đất KCN đến năm 2030 khoảng 18.600ha. Đặc biệt, Các KCN thế hệ mới của Bình Dương có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.
Bài 1: Tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp Bài 2: Phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh

Xu thế tất yếu

Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, hiện nay tỉnh có 28 KCN đã đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy KCN đạt trên 93%, đưa Bình Dương trở thành địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước. Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các KCN theo hướng xanh và sinh thái, hướng tới một mô hình phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

1 góc KCN Bàu Bàng
1 góc KCN Bàu Bàng

Giai đoạn 2023-2025, Bình Dương đầu tư 10 KCN với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 3.154ha. Giai đoạn 2026-2030 là 19 KCN với tổng diện tích khoảng 5.537ha. Trong đó, bao gồm việc tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các KCN của giai đoạn 2023-2025 chuyển sang với diện tích khoảng 2.063ha và đầu tư mới thêm 9 KCN với diện tích khoảng 3.474ha.

Các KCN này được đầu tư theo mô hình “3 trong 1” (KCN - khu đô thị - khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Công tác thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh sẽ chọn lọc hơn theo hướng chuyên biệt, sinh thái, thông minh và sẽ tạo sức hút mới.

Ngoài 29 KCN hiện hữu, tỉnh đang tập trung triển khai thành lập KCN khoa học và công nghệ với diện tích 400ha tại huyện Bàu Bàng và mở rộng các KCN Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Cây Trường. Song song đó là nghiên cứu phương án nâng cấp, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN hỗ trợ, EIP, KCN đổi mới sáng tạo, KCN đô thị - dịch vụ phù hợp với định hướng mới của đô thị Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC, nhìn nhận: "Mô hình KCN sinh thái đang là xu thế tất yếu để tăng sự cạnh tranh và bảo vệ môi trường. Bình Dương càng cần phải sớm đổi mới mô hình phát triển, tập trung vào phát triển những hệ sinh thái kiểu mới, hệ sinh thái công nghiệp thông minh, lấy đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ làm động lực, lấy việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm trên nền tảng triết lý phát triển của tỉnh: Môi trường đầu tư hiệu quả - Xã hội nhân văn hài hòa - Chính quyền năng động kiến tạo".

Mở rộng, phát triển không gian lên phía Bắc

Với việc chuyển dịch các doanh nghiệp nằm ngoài KCN ở phía Nam lên phía Bắc của tỉnh, Bình Dương đang có bước chuyển mình đầy ấn tượng, không chỉ giúp giảm áp lực cho đô thị phía Nam mà còn tạo ra động lực phát triển lâu dài, giúp Bình Dương duy trì vị thế là trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước.

Ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương xác định mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các huyện phía Bắc như Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng và Phú Giáo là nhiệm vụ trọng tâm.

Tại Bắc Tân Uyên, các quy hoạch đã được phê duyệt với định hướng trở thành trung tâm công nghiệp chuyên ngành cơ khí. Theo đó, để phát triển công nghiệp, thu hút nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương đã tiến hành cho quy hoạch xây dựng thêm 8 cụm công nghiệp và 6 KCN ở huyện Bắc Tân Uyên với tổng diện tích 3.356ha.

Hệ sinh thái công nghiệp tại đây được quy hoạch theo hướng liên kết chặt chẽ với các KCN lân cận như VSIP III, Tân Lập 1, tạo nên chuỗi sản xuất khép kín, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị sản xuất.

KCN VSIP III được định hướng là KCN thế hệ mới của Bình Dương
KCN VSIP III được định hướng là KCN thế hệ mới của Bình Dương

Tương tự, tại Bàu Bàng, với lợi thế nằm trên trục Quốc lộ 13 - tuyến đường huyết mạch kết nối TP Hồ Chí Minh, Bình Phước và Tây Nguyên, Bàu Bàng được đánh giá là khu vực tiềm năng để trở thành trung tâm công nghiệp phía Bắc tỉnh Bình Dương. Việc phát triển các khu công nghiệp tại đây không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời sống người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.

Tại Phú Giáo, chiến lược phát triển khu công nghiệp xanh đang được ưu tiên với quy hoạch năm cụm công nghiệp gồm Tam Lập 1, Tam Lập 2, Tam Lập 3, Tam Lập 4 và Phước Hòa, tổng diện tích hơn 307ha. Trong đó, cụm công nghiệp Tam Lập 1, rộng hơn 68ha, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp sạch. Mô hình phát triển tại đây tập trung vào các ngành sản xuất công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên.

Không chỉ mở rộng các KCN mà Bình Dương còn hướng tới xây dựng mô hình khu công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tạo môi trường làm việc an toàn và thu hút các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường.

Hiện, tỉnh Bình Dương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực như nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, thúc đẩy tái sử dụng nguồn nước, phát triển năng lượng tái tạo (đặc biệt là điện mặt trời), đồng thời xây dựng các mô hình cộng sinh công nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên giữa các doanh nghiệp.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, định hướng chiến lược rõ ràng cùng sự đồng thuận từ chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Bình Dương đang từng bước kiến tạo nền tảng vững chắc hướng tới một mô hình phát triển bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường trong tương lai.

KCN VSIP III vừa khởi công đã đón nhiều "đại bàng" đến "làm tổ". Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) với dự án trên 1,3 tỉ USD. Đây là 1 trong 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Bình Dương tính đến thời điểm này. "LEGO chọn VSIP III vì Chính phủ Việt Nam có kế hoạch đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng tái tạo và tạo điều kiện hợp tác với các công ty nước ngoài đang tìm kiếm đầu tư chất lượng cao. Đây là một trong những yếu tố giúp LEGO đưa ra quyết định xây dựng tại Việt Nam" - dẫn lời ông Carsten Rasmussen, Giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam Doanh nghiệp

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Chiều 9/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã dự lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã Kinh tế

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm Doanh nghiệp

Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm

TTTĐ - Năm 2024, Prudential Việt Nam duy trì nền tảng tài chính ổn định, chất lượng kênh phân phối, nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực
Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation" Doanh nghiệp

Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation"

TTTĐ - Năm 2025, Thiên Long đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn "Glocalisation", mở rộng thị trường quốc tế và sẵn sàng bứt phá trong thập kỷ mới trên nền tảng dẫn đầu ngành văn phòng phẩm Việt Nam, theo thông tin từ Báo cáo thường niên 2024 của tập đoàn này.
Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân

TTTĐ - Chuyển đổi số là nền tảng quan trọng giúp các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện đẩy mạnh toàn diện khả năng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng...
Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã Doanh nghiệp

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã

TTTĐ - Theo ý kiến của chuyên gia, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk Doanh nghiệp

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk

TTTĐ - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Song, có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng Doanh nghiệp

Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng

TTTĐ - Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp thích ứng trước mắt, chủ động với trường hợp xấu nhất tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do Báo Tiền Phong tổ chức.
Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách Doanh nghiệp

Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách

TTTĐ - Trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu mới, việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) là cần thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ Kinh tế

Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ

TTTĐ - Sáng 8/4, tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do báo Tiền phong tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, cùng thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế và giải pháp ứng phó để giảm thiểu những tác động, thiệt hại trước mắt.
Xem thêm