Tag
Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa:

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Giáo dục 05/11/2018 11:22
aa
TTTĐ - Ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học; tăng cường cơ sở vật chất, ưu tiêu bố trí ngân sách địa phương; huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp để giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch cho các trường, phấn đấu hoàn thành trước năm học 2018 - 2019.

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Nhà vệ sinh sạch sẽ khiến các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi con cái tới trường mỗi ngày.

Tuy nhiên, thực tế năm học đã được 2 tháng nhưng nỗi niềm về nhà vệ sinh vẫn là thực trạng lâu năm khó giải quyết dứt điểm.

Bài liên quan

Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa - Bài 1: Nỗi khiếp sợ không của riêng ai

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Ngày vui… chưa trọn vẹn

Chị Đỗ Thanh Huyền có con đang học lớp 6 một trường THCS ở quận Thanh Xuân cho biết: “Hầu như ngày nào đến đón con, tôi đều phải chạy xe thật nhanh về nhà để con đi vệ sinh. Xe vừa dừng lại, con chẳng kịp chào hỏi ai mà vứt thẳng chiếc cặp lên ghế rồi lao vào nhà vệ sinh. Vừa đi vệ sinh con vừa nói vọng ra: “Con nhịn cả chiều nay”. Nếu cứ nhịn tiểu kiểu này, tôi thấy rất lo lắng, rồi học chưa xong đã mang bao nhiêu thứ bệnh vào người”.

Có thể thấy, nhiều trường tại Hà Nội được xây dựng khang trang, tòa ngang dãy dọc cực kì hiện đại, sạch đẹp. Tuy nhiên, chỉ có nhà vệ sinh là bẩn, luôn là nỗi ám ảnh muôn thủa với học sinh. Điều này khiến học sinh cảm thấy đến trường như một cực hình.

Chị Lê Thị Kim Oanh ở quận Ba Đình năm nay cũng có cậu con trai vào lớp 6. Chị cho biết, hôm đi nhận lớp, nhìn thấy trường học khang trang, hiện đại, sạch sẽ con chị vô cùng thích thú. Con càng thích trường hơn khi nghe thầy cô giới thiệu về thành tích của học sinh nhà trường, có nhiều anh chị là học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp quận… Tuy nhiên, chỉ sau vài buổi học, sự hào hứng của con đã bớt dần. Tất cả chỉ vì nhà vệ sinh của trường quá bẩn, vừa đến gần khu vệ sinh đã thấy mùi khó chịu khiến con không muốn bước vào trong. Con bảo nhà vệ sinh bẩn không khác gì nhà vệ sinh ở trường tiểu học. Con đành cố gắng hạn chế việc đi vệ sinh ở trường.

“Tôi thấy rằng, hiện nay các địa phương đều dành sự quan tâm rất lớn tới cải tạo cơ sở vật chất trường lớp, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, công trình nhà vệ sinh lại chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường, khu vực vệ sinh được đầu tư xây dựng mới, hiện đại, đầy đủ thiết bị nhưng trong quá trình sử dụng do không duy trì tốt việc dọn dẹp nên lại thành nơi mất vệ sinh. Các trường luôn treo cao khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nhưng tôi thấy nhà vệ sinh như thế này thì mỗi ngày đến trường là một nỗi ác mộng với học sinh. Tôi mong rằng các trường quan tâm giải quyết chu đáo để học sinh có được niềm vui trọn vẹn mỗi ngày đến trường”, chị Oanh chia sẻ.

Một trường hợp khác, Nguyễn Thu An, học sinh lớp 7 tại quận Cầu Giấy lại cho biết, nhà vệ sinh ở trường không bẩn nhưng em vẫn thường xuyên nhịn đi vệ sinh vì chẳng đủ kiên nhẫn đứng chờ và có lúc còn sợ không dám vào. Dãy nhà An đang học có ba tầng. Tầng nào cũng có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ. Nhà vệ sinh nữ có ba toilet và một buồng tắm rộng. Buồng tắm để phục vụ học sinh thay quần áo, rửa chân tay sau giờ thể dục hay giờ ra chơi, còn ba toilet được dùng để học sinh… “giải quyết nỗi niềm”. Một tầng có 5 - 6 lớp, mỗi lớp có tới 60 học sinh nên nhà vệ sinh lúc nào cũng đông nghịt. “Nhiều lúc nhà vệ sinh vắng người thì em không có nhu cầu, lúc đông không đi được thì đành nhịn. Để đỡ phải vào toilet, em ít uống nước và ăn ít canh”, Thu An chia sẻ.

Nguy cơ mắc bệnh vì nhịn tiểu

Vấn đề vệ sinh trường học không mới nhưng tình hình dịch bệnh lây lan từ nhà vệ sinh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi đi học vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại. Theo điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh bắt nguồn từ trường học. Nhiều học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang.

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột (bị tiêu chảy, tả, thương hàn) thường bị giảm khả năng nhận thức. Trẻ có thể mất 10 điểm IQ so với những trẻ không mắc bệnh. Mặc dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau nhưng các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng bị suy giảm. Ngoài ra, trẻ nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đến trường. Trẻ vì sợ đi học thì mắc vệ sinh nên không dám uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhiễm khuẩn, học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày học, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang. Ngoài ra, bệ ngồi của nhà vệ sinh bẩn nên các học sinh nữ phải cúi mình thay vì ngồi khi đi tiểu tiện khiến nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Bên cạnh những tác hại về sức khỏe, điều này còn tác động đến tâm lý của học sinh. Nhà vệ sinh không sạch sẽ, thiếu riêng tư, không đóng được kín cửa tạo tâm lý e ngại. Học sinh khi phải trải qua khó chịu về thể chất cũng sẽ bị phân tâm trong bài học và khả năng tập trung, hứng thú đến trường cũng có thể bị giảm sút. Tác động tâm lý lâu dài làm cho các em sợ đi vệ sinh, coi như cực hình, ám ảnh khi ở trường.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn có ở mọi nơi, đặc biệt là ở nhà vệ sinh bẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm mà đối tượng bị ảnh hưởng chính là trẻ ở cấp tiểu học và trung học vốn có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ học sinh khỏi dịch bệnh khi ở trường, phụ huynh và giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách rửa tay để kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Học sinh phải được hướng dẫn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn. Đồng thời, phụ huynh cũng nên hướng dẫn một số nguyên tắc vệ sinh hô hấp như cho con mang khẩu trang giấy dùng một lần khi có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp. Dạy con cách tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi đi vệ sinh và khuyến khích con tích cực tham gia dọn dẹp, giữ vệ sinh trường lớp là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng như hiện nay.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú Giáo dục

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú

TTTĐ - Sáng 6/11, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật Giáo dục

Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

TTTĐ - Không ngừng rèn luyện và tự tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Nhật mỗi ngày; thường xuyên đọc báo, nghiên cứu tài liệu về văn hóa Nhật… Đó là những bí quyết khiến Lê Hà - sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) được biết đến với khả năng nói tiếng Nhật lưu loát như tiếng Việt.
Xem thêm