Tag
Dịch bệnh và sứ mệnh gương mẫu của người trẻ

Bài 2: Ứng xử văn minh khi đi thang máy là bảo vệ cộng đồng

Nhịp sống trẻ 08/03/2020 21:52
aa
TTTĐ - Ở những tòa nhà cao tầng, văn hóa ứng xử khi đi thang máy của nhiều người trẻ rất đáng buồn. Cảnh chen lấn, khách trong thang chưa ra hết, người ngoài đã chen vào, tầng nào cũng bấm, thậm chí có người còn khạc nhổ bừa bãi... là những thói quen xấu của không ít người trẻ. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, ứng xử như thế nào khi sử dụng thang máy cho văn minh là câu chuyện đáng bàn...

Bài 2: Ứng xử văn minh khi đi thang máy

Tuổi trẻ Handico Hà Nội chung tay cùng cộng đồng chống dịch Covid-19 bằng việc vệ sinh, ứng xử văn minh khi đi thang máy

Bài liên quan

Bài 1: Chuyện từ chiếc khẩu trang

Chen lấn, xô đẩy

Nhà Huyền Trang ở tầng 40 của một chung cư ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nên việc di chuyển bằng thang máy là điều đương nhiên. Tuy nhiên, cũng từ việc đi thang máy mà không ít lần Trang phải lắc đầu ngán ngẩm vì lối cư xử của một số bạn trẻ, nhất là trong thời gian gần đây dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trang cho biết, thang máy là môi trường khép kín lại nhỏ hẹp. Nếu dùng chung thang máy với bệnh nhân thì có thể bị lây nhiễm virus trong không khí, hơi thở… Nếu virus bám vào nút nhấn thang máy thì có thể truyền nhiễm cho người kế tiếp. Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nên Trang và nhiều người rất ý thức khi đi thang máy.

Trang kể một lần đi thang máy gặp trường hợp không thể xấu hổ hơn: “Thang máy chuẩn bị chạy, số lượng người theo quy định đã đủ nhưng một đôi vợ chồng trẻ cùng tầng với mình cố chen vào. Đã thế, họ không đeo khẩu trang lại còn mang theo nhiều đồ đạc. Có bác lớn tuổi nhắc nhở họ nên đi chuyến sau thì chị vợ quay ra nguýt dài nói: “Đợi chuyến sau lâu lắm, đứng chật một chút có sao đâu. Bác cứ vẽ chuyện!”.

Không chỉ ở chung cư, tại trường học, việc chen lấn, xô đẩy hay nói chuyện ầm ĩ trong thang máy cũng đã bị nhiều người lên án. Theo Minh Hòa (sinh viên ở quận Thanh Xuân, Hà Nội), các giảng đường cao tầng trong trường đại học cũng được lắp thang máy để sinh viên thuận tiện hơn, không tốn quá nhiều thời gian leo thang bộ. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của một số bạn trẻ khi đi thang máy thì cần được nói tới rất nhiều.

Ở các trường đại học, số lượng sinh viên vô cùng lớn vì thế nhu cầu đi thang máy cũng tăng cao, nhất là vào giờ cao điểm. Tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau khi đi thang máy cũng thường xuyên xảy ra.

Học cách xếp hàng khi đi thang máy là ứng xử văn minh
Học cách xếp hàng khi đi thang máy là ứng xử văn minh

“Mình biết số lượng thang máy có hạn, nhu cầu đi lại của sinh viên lớn nên luôn trong tình trạng đông đúc. Tuy nhiên, nhiều bạn không muốn mình muộn học hay phải leo thang bộ mất nhiều thời gian nên cố chen lấn tranh giành chỗ đứng trong thang máy. Có thể bạn sẽ nhanh hơn một vài phút nhưng lại tạo hình ảnh xấu với những người xung quanh. Điều đó là không nên”, Hòa chia sẻ.

Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản

Cũng theo Hòa, có nhiều bạn trẻ khi đi thang máy còn nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn, nghịch phá… làm ảnh hưởng tới người xung quanh, gây ấn tượng xấu về bản thân và ngôi trường đang theo học, nếu trong số người đi cùng có khách tới thăm và làm việc.

Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh đang làm mọi người lo lắng thì việc ứng xử văn minh khi đi thang máy càng có ý nghĩa quan trọng. Bạn không chỉ có trách nhiệm bảo vệ bản thân mà cả những người xung quanh.

Đồng tình với quan điểm này, Thành Trung, sinh viên trường Đại học Xây dựng cho biết: “Việc phòng chống dịch Covid-19 đang trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt của nhiều người nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi số ca mắc đã tăng lên.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo khi vào những nơi như thang máy nên đeo khẩu trang, ít tương tác... nhưng nhiều bạn trẻ chưa ý thức điều này. Một số người không chỉ chen lấn, xô đẩy, cười nói, thậm chí còn vẽ bậy, ký tên vào thang máy... rất phản cảm”.

Theo Trung, không phải bạn trẻ nào cũng ý thức kém như vậy. Có những sinh viên luôn chú ý tôn trọng nhau trong quá trình đi thang máy, không bon chen, xô đẩy. Họ xếp hàng chờ tới lượt, nhất là vào giờ cao điểm, rất trật tự và an toàn khi đi thang máy.

“Mình từng chứng kiến học sinh trường Marie Curie và một số trường khác ở Hà Nội im lặng xếp hàng vào thang máy. Các em không chỉ làm một lần mà trở thành thói quen, văn hóa ứng xử đẹp nơi công cộng.

Nhiều bạn trẻ luôn nói ngưỡng mộ người Nhật khi họ nghiêm túc xếp hàng ngay cả trong lúc khó khăn nhất. Điều đó chứng tỏ văn hóa xếp hàng được rất nhiều người đề cao. Vậy tại sao chúng ta không học tập điều đó, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày để làm đẹp hơn hình ảnh người Việt Nam và cùng cộng đồng đẩy lùi bệnh dịch”, Trung nói.

Đối với Minh Hòa, để có được văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự khi đi thang máy nói riêng, nơi công cộng nói chung cần sự vào cuộc của cả gia đình và xã hội.

“Bố mẹ, ông bà hãy là người gương mẫu đầu tiên, “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” khi di chuyển bằng thang máy hay đến nơi công cộng để con cháu noi theo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần vào cuộc, xây dựng cho học sinh, sinh viên văn hoá đi thang máy. Chúng ta hãy bắt đầu từ những điều đơn giản, nhỏ bé hằng ngày để ứng xử văn minh”, Hòa chia sẻ.

Việc xây dựng một quy định về những điều được làm và không được làm khi đi thang máy, có hình thức xử lý rõ ràng cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp người trẻ có thói quen, xây dựng nếp văn minh mới. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của giới trẻ.

"Chúng ta hãy thử tưởng tượng, vào những giờ cao điểm khi lượng sinh viên quá đông mà thang máy không thể đáp ứng nổi nhưng mỗi người luôn trật tự xếp hàng chờ tới lượt thì quá trình vận hành trở nên nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp cho mỗi người có thể nhanh chóng tới được nơi cần đến và tạo nên nét đẹp trong văn hoá ứng xử tại trường học. Đó chẳng phải điều tuyệt vời hay sao?", Minh Hòa bộc bạch.

Ý thức của con người là vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như phòng chống dịch bệnh. Hơn bao giờ hết, người trẻ cần có ý thức ứng xử văn minh để góp phần bảo vệ cộng đồng. Chúng ta hãy hành động bằng việc ứng xử văn minh ngay cả khi đi thang máy để hình ảnh của người trẻ đẹp hơn.

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, mỗi người dân là một mắt xích quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Công tác kiểm soát dịch bệnh luôn cần chung tay của tất cả cộng đồng, khi chúng ta tuân thủ những hướng dẫn từ cơ quan y tế, nghĩa là đã “cắt đứt” một mắt xích lây lan dịch bệnh.

Ngược lại, nếu chúng ta không tuân thủ vấn đề “kiểm soát nhiễm khuẩn” như chưa có thói quen rửa tay thường xuyên, khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi không dùng giấy che miệng, thích ra nơi đông người và không đeo khẩu trang... thì trở thành mối nguy cơ lây nhiễm và lan truyền bệnh cho mọi người.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm