Tag
Hà Nội hướng tới mô hình chính quyền đô thị: Bài toán nào cho công tác cán bộ ở cơ sở?

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Xã hội 25/09/2019 13:01
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, đặc biệt là xây dựng chính quyền điện tử, Thành phố thông minh. Việc này đòi hỏi phải sáp nhập, tinh gọn, để giảm chi phí cho bộ máy. Đồng thời, TP chọn người thạo việc, áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc, phát huy quyền dân chủ của người dân.

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phát huy vai trò của cán bộ và người dân trong cải cách hành chính

Xây dựng 15 đề án đưa Đông Anh phát triển thành quận

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Để có thể quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, bộ máy các cấp cần phải được sắp xếp tinh gọn lại, tránh chồng chéo. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao phó.

Không còn chồng chéo

Từ khi được phân công thêm nhiệm vụ làm Trưởng ban công tác Mặt trận, công việc của ông Nguyễn Thành Thái, Bí thư chi bộ 5, phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) thuận lợi hơn trước rất nhiều. Nhờ làm Trưởng ban công tác Mặt trận, ông thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhân dân hơn, được người dân trên địa bàn “nhớ mặt”, tin tưởng. Qua đó, ông không chỉ nắm chắc tình hình của địa bàn, mà việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội cũng hiệu quả hơn.

Cũng như ông Thái, từ Tổ trưởng tổ dân phố số 5, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), ông Nguyễn Tiến Hưng được tín nhiệm giao thêm nhiệm vụ làm Bí thư chi bộ. Ông Hưng phấn khởi cho biết: “Tổ trưởng dân phố là người sát địa bàn, nắm chắc từng hộ dân, từng ngõ ngách, do vậy, khi kiêm thêm Bí thư chi bộ thì quá trình ra nghị quyết lãnh đạo sẽ sát thực tiễn và khả thi hơn. Mặt khác, do bản thân vừa là người ban hành, lại là người tổ chức triển khai thực hiện nên khi đã đề ra là phải quyết tâm thực hiện cho bằng được”.

Đó chỉ là một trong số ít những kết quả tích cực mà Ðề án số 06-ÐA/TU về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Ðảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội” đã mang lại khi được thí điểm tại quận Nam Từ Liêm.

Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho biết, khi nhận nhiệm vụ triển khai Đề án số 06-ÐA/TU, trên cơ sở đánh giá thực tiễn, quận nhận thấy có thể sắp xếp, tinh gọn hơn nữa đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở phường và tổ dân phố. Vì vậy, quận Nam Từ Liêm đã chủ động xây dựng và triển khai Đề án “Sắp xếp, bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường và tổ dân phố trên địa bàn quận”.

“Theo thống kê, đến nay, các phường đã bố trí giảm từ 14 người kiêm nhiệm 16 chức danh xuống còn 10 người đảm nhiệm, qua đó, giảm 40 người. Ở các tổ dân phố đã bố trí giảm từ 10 người kiêm nhiệm 10 chức danh xuống còn 7 người đảm nhiệm, giảm 360 người. Nhờ vậy, đã giúp giảm chi ngân sách cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp phường 571 triệu đồng/năm, cấp tổ dân phố giảm khoảng 1,67 tỷ đồng/năm”, ông Đức cho biết.

Tại quận Long Biên, qua khảo sát về số giờ làm việc trong một tháng của 16 vị trí không chuyên trách cấp phường cho thấy đang có rất nhiều bất cập đặt ra, đó là: Bộ máy cồng kềnh, con người thì nhiều nhưng nhiệm vụ không rõ ràng, chồng chéo, thời gian làm việc ít, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc hạn chế,… Chính vì thế, quận quyết tâm sắp xếp tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) . Việc này không chỉ tiết kiệm chi hàng chục tỷ đồng, mà còn tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác của lực lượng này.

Sau khi sắp xếp, cấp phường của quận đã giảm từ 16 người đảm nhiệm 16 chức danh xuống còn 10 người đảm nhiệm 16 chức danh, qua đó, giảm 100 người.

Khó lựa chọn cán bộ chất lượng

Trước khi Đề án 06 được thực hiện, một thời gian dài, không ít nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra tình trạng một thôn nhưng có nhiều Bí thư chi bộ cùng lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động. Lại có tình trạng các chung cư dù đi vào hoạt động đã lâu nhưng không có cả tổ dân phố lẫn chi bộ đảng. Việc này dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và thành phố.

Đề án số 06 đã khắc phục được những tồn tại này, tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại 5 quận, huyện triển khai thí điểm của thành phố hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. Đó là việc lựa chọn đội ngũ cán bộ chất lượng, có tiềm năng phát triển, thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố.

Theo ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố hiện nay đa phần là người cao tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60, trong khi phường đang trong quá trình đô thị hóa, dân số cơ học tăng nhanh nên yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra đối với đội ngũ này cũng ngày một lớn. Chính vì thế, khi đặt ra yêu cầu sắp xếp, kiêm nhiệm, nhiều cán bộ cũng có tâm lý ngần ngại, phần vì lo ngại sức khỏe không đáp ứng với khối lượng công việc lớn hơn, trong khi mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu.

“Việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở cũng khó, bởi thu nhập thấp, nhưng cái khó nhất là khó đầu ra cho cán bộ. Vì vậy, mà chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi khuyết cả vị trí Bí thư Đoàn phường và Phó Bí thư Đoàn phường do hai đồng chí xin nghỉ công tác để đi làm việc ở các đơn vị tư nhân”, ông Mai Quốc Hân bày tỏ.

Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho rằng, vai trò của cán bộ tổ dân phố rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền phường, quận, nên việc thay đổi cần phải tiến hành thận trọng, từng bước, chắc chắn và hiệu quả, coi trọng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, không nên dùng mệnh lệnh hành chính. Vì vậy, với cán bộ kiêm nhiệm Bí thư chi bộ và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nên xem xét nâng mức phụ cấp, xác định các mức theo số lượng đảng viên và số lượng dân cư.

Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có số lượng xã, phường, thị trấn cũng như thôn, tổ dân phố rất lớn. Chính vì thế, việc thực hiện sắp xếp, kiêm nhiệm đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả là một yêu cầu bức thiết. Đặc biệt, phải làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở có chất lượng, đồng thời, có cơ chế, chính sách để cho đội ngũ cán bộ này có động lực cống hiến, phát triển…

(còn nữa)

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai Đô thị

Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai

TTTĐ - Công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng, là vấn đề “nóng”, trong thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính lại càng “nóng” hơn. Thành phố yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm cao nhất, không để xảy ra tình trạng “tranh tối, tranh sáng” hay khoảng trống quản lý.
Trao học bổng Hùng Vương cho học sinh nghèo đất Tổ Muôn mặt cuộc sống

Trao học bổng Hùng Vương cho học sinh nghèo đất Tổ

TTTĐ - Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng Viện khoa học Nghiên cứu nhân tài nhân lực đã phối hợp với UBND xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trao học bổng Hùng Vương cho các em học sinh nghèo ham học trên địa bàn các xã nghèo.
Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường Môi trường

Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký quyết định Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy nước Vĩnh An, công suất 10.000m³/ngày - đêm" của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng Môi trường

Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng

TTTĐ - Gần 67ha rừng tại Đắk Lắk có thể được chuyển đổi để xây dựng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản Môi trường

Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn thất thoát tài nguyên và chống thất thu thuế.
Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm từ 119 đơn vị còn 59 hoặc 60 đơn vị.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới Muôn mặt cuộc sống

Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới

TTTĐ - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP, dự và chỉ đạo lễ bàn giao.
Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng Xã hội

Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

TTTĐ - Mang trong mình dòng chảy lịch sử ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng đang được kỳ vọng sẽ "thức giấc" tiềm năng văn hóa nhờ chủ trương xây dựng các trung tâm công nghiệp văn hóa. Giới trẻ, những người mang trong mình khát vọng gìn giữ và phát triển bản sắc, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự thảo, kỳ vọng về những "bến bờ" sáng tạo và mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới.
Xem thêm