Tag
Những người mang bình minh đến với trẻ thiệt thòi

Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời

Giáo dục 05/11/2020 10:23
aa
TTTĐ - Theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, những người thầy ấy không chỉ mang đến con chữ mà còn chở theo cả giấc mơ rất đỗi giản dị - ước mơ lũ trẻ câm điếc, khuyết tật nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…
Những câu chuyện về Park Hang-seo, người HLV, người thầy, người bạn và người cha của Olympic Việt Nam “Người thầy thuốc đặt chữ "Tâm" lên hàng đầu”Z

“Dù không nghe thấy, giọng nói cũng còn chưa rõ ràng nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của các em là khát khao được học tập, trưởng thành như bao bạn bè đồng trang lứa… Tôi muốn giúp các em biến giấc mơ ấy trở thành hiện thực”. Đó là chia sẻ của thầy Đỗ Minh Tiến, giáo viên dạy trẻ khiếm thính ở trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội). Hơn 30 năm qua, dù bao cơ hội việc làm tốt hơn đến với mình nhưng người thầy có mái tóc hoa râm ấy vẫn không thể rời đi vì nặng lòng với những đứa trẻ thiệt thòi…

Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời
Thầy Đỗ Minh Tiến dùng ngôn ngữ ký hiệu hướng dẫn học sinh lớp 5 soạn thảo văn bản trên máy tính

Lớp học không có tiếng giảng bài

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên đường Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội), từ lâu, trường PTCS Xã Đàn là địa chỉ quen thuộc của những phụ huynh có con em khiếm thính, chậm phát triển. Đây cũng là một trong số ít ngôi trường chuyên biệt ở TP Hà Nội.

Không có quá nhiều giáo viên đủ kiên nhẫn để gắn bó dài lâu với công việc này nhưng thầy Đỗ Minh Tiến (sinh năm 1964) lại làm được điều đó. Ngôi trường PTCS Xã Đàn năm nay tròn 43 tuổi thì thầy Tiến cũng đã có 33 năm tuổi nghề gắn bó với nơi đây, với những đứa trẻ khiếm thính, kể từ khi thầy tốt nghiệp đại học, rồi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về…

Tâm sự với phóng viên, thầy Tiến chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm khoa Toán, tôi lên đường làm nghĩa vụ quân sự như bao thanh niên đồng trang lứa. Hết hai năm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, tôi quay trở lại trường nhận công tác và về trường PTCS Xã Đàn từ đó đến nay”.

Trong phòng Tin học đơn sơ nằm trên tầng 2, người thầy có ánh mắt hiền từ kiên nhẫn dùng đôi tay ra ký hiệu, hướng dẫn học sinh lớp 5 các thao tác soạn thảo văn bản trên máy tính. Lớp học chìm trong lặng thinh, không có tiếng giảng bài, không có tiếng trò phát biểu, chỉ đôi khi vang lên tiếng ê a khi học sinh cố tạo chú ý để gọi thầy khoe bài tập vừa làm xong. Ở tuổi ngoài 50, đôi mắt đã không còn sáng rõ, thầy nheo mắt để chữa bài cho lũ trẻ, dùng cả cơ thể để truyền tải ngôn ngữ đến học trò.

Nhớ lại những ngày đầu dạy học trò khiếm thính, thầy Tiến chia sẻ: “Lúc ấy tôi còn trẻ, vừa ra trường nên mang trong mình rất nhiều hoài bão. Khi chứng kiến những em học sinh còn quá nhỏ nhưng lại mang những khuyết tật bẩm sinh tôi thương chúng lắm. Dù không nghe, không nói được nhưng nhìn sâu vào trong mắt chúng là khao khát được học hành, được lớn lên như bao bạn bè đồng trang lứa. Thế là, tôi cứ cố gắng giảng giải cho chúng, nói thật nhiều để mong chúng hiểu được. Đáp lại chỉ là ánh mắt ngơ ngác của lũ trẻ. Chúng giơ tay xoay xoay hai bên thái dương ra ký hiệu “chẳng hiểu gì”. Lúc ấy tôi mới ngỡ ngàng hiểu ra giữa chúng tôi đang bất đồng ngôn ngữ”.

Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời
33 năm qua, người thầy với mái tóc hoa râm là "đôi tai" của những đứa trẻ thiệt thòi

“Đôi tai” của những đứa trẻ thiệt thòi

Con đường nào giúp các em tiếp cận với tri thức dễ nhất thì chúng ta phải đi theo con đường đó. Tâm niệm như vậy nên với lòng nhiệt huyết và hơn hết là tình yêu dành cho những đứa trẻ thiệt thòi, thầy Tiến kiên nhẫn tự học ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính, tự biên soạn thành giáo trình riêng cho mình.

Thầy Tiến chia sẻ: “Tìm hiểu sâu về ngôn ngữ ký hiệu mới thấy hết sự đa dạng và phức tạp của nó. Khi ấy còn chưa có trường, lớp dạy về ngôn ngữ ký hiệu như bây giờ, tôi phải mày mò tìm hiểu, tự học từ người khiếm thính và tập hợp lại thành cuốn sách của riêng mình”.

Thầy cho biết, ở mỗi vùng miền có những phương ngữ, ngôn ngữ khác nhau và chúng ta phải tập hợp những phương ngữ khác nhau ấy thành ngôn ngữ chung nhất, chuyển thể thành ngôn ngữ kí hiệu để truyền tải thông tin đến người khiếm thính.

Say sưa nói về ngôn ngữ kí hiệu, thầy Tiến cho biết: “Có những từ đơn chúng ta diễn giải rất dễ dàng nhưng nhiều từ ghép thì rất khó. Ví dụ như từ cung điện, có lúc tôi phải dùng biểu tượng cây cung giơ lên và dòng điện chạy. Sau đó, tôi diễn giải cho các em hiểu cung điện là nơi nhà vua ở với biểu tượng chữ V đặt trên đầu”.

Không phụ công thầy, những đứa trẻ ngày càng tiến bộ trông thấy. Chúng có thể giao tiếp thành thạo bằng các cử chỉ, hành động, tự tin thể hiện bản thân và hòa nhập với xã hội. Có rất nhiều học sinh khiếm thính sau khi rời trường đã đi học nghề, mở được phòng tranh, triển lãm riêng của mình. Nhiều em đã có gia đình hạnh phúc, thành đạt và được xã hội ghi nhận.

Thầy Đỗ Minh Tiến cũng là người trực tiếp đưa dự án giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục bằng ngôn ngữ cử chỉ - dự án được giải thưởng Ngân hàng Thế giới toàn cầu năm 2007 - về với các em học sinh trường PTCS Xã Đàn. Thầy chia sẻ: “Trẻ khiếm thính không nghe thấy, nhiều em không nói được nhưng lại hay có những hành động người ngoài nhìn vào thấy kì quặc nhưng thực ra, đó lại là hành động thể hiện mong muốn bình thường của các em. Những hạn chế về sức khỏe, nhận thức vị thành niên khiến học sinh khiếm thính có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Khó khăn lớn nhất với các em khiếm thính là tâm lý ngại ngùng, thậm chí từ chối tiếp nhận đề tài tình dục khi thầy cô đề cập”.

Chính vì vậy, kết nối, đưa dự án về trường, thầy Tiến mong muốn học sinh được nâng cao hiểu biết, kỹ năng để tự bảo vệ bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng. Dự án hướng vào đối tượng học sinh khuyết tật tuổi vị thành niên, được thí điểm đầu tiên tại trường THCS Xã Đàn từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2009.

Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời
Hạnh phúc của người thầy là sự trưởng thành của những đứa trẻ kém may mắn

Qua hai năm dự án về với trường bằng hình thức học trực tiếp trên lớp và ngoại khóa thông qua các trò chơi, 160 học sinh khiếm thính đã trau dồi thêm vốn ngôn ngữ cử chỉ về sức khỏe sinh sản, tình dục.

Dạy Tin, Toán, dạy các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận thế giới xung quanh, tiếp thu được kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông đã khó, thầy Tiến còn bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp dạy các môn nghệ thuật. Từng làm Bí thư Đoàn trường, giáo viên Tổng phụ trách Đội, thầy đã chọn cử và đưa nhiều lứa học sinh đi tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật để minh chứng một điều: Các em cũng có thể làm được những điều mà bạn bè đồng trang lứa làm được, giúp tự tin hơn khi bước vào cuộc sống sau này.

Dạy học bằng tình yêu thương và cái tâm trong sáng, thầy Tiến bảo, phần thưởng lớn nhất không phải là tấm bằng khen hay danh hiệu nào. Món quà lớn nhất chính là sự trưởng thành của từng lứa học trò khi "rời đò"; Sự tự tin của chúng khi hòa nhập cộng đồng; Là niềm phấn khởi, tự hào khi các em tự tổ chức được triển lãm tranh của riêng mình, tìm được hạnh phúc lứa đôi và sự đồng cảm từ những người bình thường khác...

Nói về người đồng nghiệp của mình, thầy Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn cho biết: “Không chỉ là giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, thầy Tiến còn là chuyên gia về ngôn ngữ ký hiệu, có nhiều hỗ trợ đối với các chương trình của Bộ GD&ĐT, Viện Nghiên cứu Khoa học và Xã hội. Thầy còn là “đôi tai” của học sinh khiếm thính mỗi buổi lễ chào cờ, ngày kỷ niệm lớn…

Không chỉ là một giáo viên vững chuyên môn, thầy Tiến còn đặc biệt yêu thương học trò và gắn bó với ngôi trường PTCS Xã Đàn với những đóng góp lặng thầm mà cao quý”.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm