Tag
Cùng lên xe buýt kết nối hành trình “xanh”:

Bài 1: Ngôi nhà di dộng và những bài học lớn

Nhịp sống trẻ 26/09/2018 09:26
aa
TTTĐ - Với mạng lưới khắp các tuyến phố nội thành, kết nối những khu vực ngoại thành, xe buýt là phương tiện giao thông vô cùng thuận tiện và văn minh cho người dân Hà Nội. Di chuyển bằng xe buýt chẳng những tiết kiệm, an toàn mà còn giúp cuộc sống “xanh” hơn nhờ giảm lượng khí thải từ phương tiện cá nhân. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực của các bạn trẻ nhằm bảo vệ môi trường; là hoạt động ích nước, lợi nhà.

Cùng lên xe buýt kết nối hành trình “xanh”

Các bạn trẻ tham gia ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông" do Thành đoàn Hà Nội tổ chức

Với những người quen thuộc với xe buýt, dùng phương tiện này để di chuyển hàng ngày thì xe buýt đã trở thành ngôi nhà nhỏ thứ hai của mình. Nơi đây mọi người vừa được giao lưu, trò chuyện thân tình trên những đoạn đường vừa được học những bài học lớn về lối ứng xử văn hóa.

Nguyễn Bách hiện là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhà Bách ở đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội). Dù được bố mẹ đầu tư cho chiếc xe máy ngay từ năm đầu đỗ đại học nhưng Bách lại lựa chọn đi xe buýt. Ngày nào cũng vậy, Bách lên xe số 32, đi từ nhà đến trường chỉ khoảng 45 phút. “Đi xe máy riêng thì có thể chủ động “tạt té” chỗ nọ chỗ kia và có vẻ “oai” hơn nhưng xe buýt lại tiết kiệm hơn rất nhiều”, Bách tâm sự.

Không phải là người chi li về tiền nong nhưng Bách nghĩ rằng bây giờ mình còn đang là sinh viên, chưa làm ra tiền, mọi chi phí học hành, sinh hoạt đều do bố mẹ vất vả mới kiếm được nên tiết kiệm được chút nào hay chút nấy. Số tiền phải đổ xăng để đi xe máy sẽ lớn hơn rất nhiều so với đi xe buýt vé tháng. Tiền dư ra Bách có thể dùng để mua sách vở, giáo trình tiếng Anh hoặc đỡ phải xin bố mẹ tiền chi tiêu vặt khác.

Cùng ý kiến với Bách, bạn Thảo Ly sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết: “Đi xe buýt chẳng những tiết kiệm mà còn rất thuận tiện nữa”. Là người ngoại tỉnh xuống Hà Nội trọ học, bố mẹ làm nông nghiệp nên Ly tính mọi cách để giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng. Trong khi đó, cô chưa thông thạo đường phố Hà Nội, chưa quen với tình trạng giao thông đông đúc và nhiều khi lộn xộn ở đây.

Đi đến chỗ nào lạ, Thảo Ly chỉ việc tra tuyến xe buýt rồi cứ thế nhảy lên. Cần xuống chỗ nào, đến đâu để bắt chuyến khác cứ hỏi bác tài xe và phụ xe là được tư vấn tận tình. Ngồi trên xe buýt lại còn được ngắm đường ngắm phố để làm quen dần với Hà Nội, đó là điều Thảo Ly rất thích thú.

Còn chị Mỹ Vân, nhân viên một công ty ở phố Thái Hà thì trung thành với xe buýt từ ba năm nay. Ngày trước chị vẫn đi làm bằng xe máy nhưng sau lần bị xe tải đằng sau tông lúc đang chờ đèn đỏ phải vào bệnh viện bó bột chân thì chị sợ hẳn. “Xe buýt rất an toàn, thuận tiện. Giờ phải đi đâu bằng xe máy, tôi rất ngại. Hôm thì nắng nóng cháy da, hôm thì mưa xối xả ướt hết người, lúc nào cũng phải nhớ mang theo áo chống nắng hoặc áo mưa, rất lích kích. Đi xe buýt chỉ cần mang theo một chiếc ô thế là xong”, chị Vân chia sẻ.

Chị Minh Nguyệt nhà ở huyện Mê Linh, sáng nào chị cũng đi xe buýt vào nội thành Hà Nội thì vô cùng tâm đắc với phương tiện di chuyển công cộng này. Sáng lên xe sớm chị có thể tranh thủ chợp mắt một giấc, bác lái xe và anh phụ xe đã quen điểm xuống của chị nên đến nơi là gọi chị dậy. Cũng có khi chị tranh thủ xem lại các tài liệu, giấy tờ cần phải nắm rõ cho ngày làm việc của mình. So với việc đi xe máy vừa xa vừa mệt, bụi bặm, nguy hiểm, hại sức khỏe và ảnh hưởng nhan sắc thì rõ ràng xe buýt thuận tiện, tiết kiệm, an toàn hơn rất nhiều.

Những sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ở Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc thì rất yêu chuyến xe số 95 của mình. Những năm trước, muốn về quê, xuống Hà Nội mua giáo trình, sách tham khảo, các bạn đều phải đi xe khách xuống bến xe Mỹ Đình hoặc bắt xe ôm, taxi ra ngoài quốc lộ 2 rồi bắt xe khách đi tiếp. Từ khi có tuyến buýt 95, sinh viên có thể bắt xe tại điểm gần trường, về tận bến Nam Thăng Long hoặc xuống ngang đường bắt xe chuyến khác, thuận lợi vô cùng.

Bác Ngô Văn Bảo, cán bộ hưu trí ở phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại rất tâm đắc với phương tiện di chuyển công cộng này. Mỗi chuyến xe như một xã hội thu nhỏ. Ở trên đó mọi người đều học được những bài học về lễ phép, về lối ứng xử văn hóa. Chẳng hạn mọi người lên xe được yêu cầu tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ để khỏi ảnh hưởng đến người khác. Lên xe buýt ai cũng phải giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, càng không thể không chấp hành các quy định chung.

Bác Bảo cũng rất thích cách mọi người được yêu cầu nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Đó là cách mỗi người nâng cao tính tự giác, ý thức sẻ chia, giúp đỡ người khác một cách vô tư và dần dần sẽ trở thành thói quen, thành hành xử văn hóa từ trong tâm thức. Những điều đó nói ở nơi khác có khi còn bị phản ứng lại. Còn trên xe buýt, trong không gian chật hẹp, nếu không chấp hành bản thân người đó sẽ trở nên lạc lõng trong cộng đồng.

Các chuyên gia còn chỉ ra rằng, đi xe buýt là cách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân hữu hiệu nhất. Cùng với đó, những nguy cơ về ùn tắc giao thông cũng sẽ giảm mạnh. Thay vì mấy chục chiếc xe máy cùng tràn ra đường, mấy chục người đó cùng lên một chiếc xe buýt là thành phố không bị quá tải giờ cao điểm. Khi các phương tiện giao thông được hạn chế thì đương nhiên nguy cơ tai nạn giao thông sẽ giảm đi. Người trên xe buýt an toàn đã đành mà những người khác đi lại trên đường cũng không phải nơm nớp lo sợ tai nạn do người khác gây ra cho mình.

Khi không khí của các thành phố lớn ô nhiễm đến mức các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe người dân thì việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, chuyển sang phương tiện giao thông công cộng như xe buýt cũng là một cách để mỗi người tự cứu lấy lá phổi của mình. Ai cũng thấy rõ vào những giờ cao điểm, tắc đường; tại các ngã tư, ngã năm chờ đèn đỏ, chỉ vài chục giây nhưng hàng trăm chiếc xe máy, tô tô cùng phả khói xăng ra đường khiến bầu không khí trở nên khó thở, ngột ngạt.

Có những người chọn hình thức tắt máy khi dừng xe chờ đèn đỏ, các hãng cũng sản xuất loại xe tự động ngắt máy khi dừng nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời. Hạn chế các phương tiện cá nhân là cách tốt nhất để giảm khí thải có hại với môi trường. Khi đó, người dân thành phố được hít thở không khí trong lành, đảm bảo sức khỏe, cuộc sống xanh hơn, bền vững hơn.

Việc chen lấn trong đám đông cũng ảnh hưởng lớn tới cảm xúc, sức khỏe, tâm trạng của mọi người. Chưa kể những va chạm, tai nạn, nhẹ thì thành cãi cọ, gây gổ tranh luận căng thẳng; nặng thì sinh ra xô xát đánh nhau; nặng nữa thì cấp cứu hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Trong khi đó, ngồi trên xe buýt, mọi người được trò chuyện giao lưu kết nối với nhau, được thực hành và học hỏi những hành vi văn minh, lối ứng xử thân thiện hòa nhã… Giữa những lợi và hại đó, hẳn là mỗi người đều tự rút ra được lựa chọn phù hợp với mình.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm