Tag
Những đầu tàu thúc đẩy đà phát triển huyện vùng xanh Mê Linh

Bài 1: Ngành Nông nghiệp - “xương sống” vực dậy kinh tế

Nông thôn mới 28/09/2021 17:06
aa
TTTĐ - Nhằm phục hồi nền kinh tế sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19, huyện Mê Linh (Hà Nội) đặt kế hoạch mở rộng tối đa diện tích sản xuất cây trồng vụ Đông trên vùng đất bãi và đất 2 vụ lúa. Kế hoạch nhằm bảo đảm tăng trưởng ngành Nông nghiệp, bù đắp sản lượng thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong huyện và các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Mê Linh dồn tổng lực “chạy nước rút” về đích Nông thôn mới Gần 1.000 cán bộ, giáo viên Mê Linh "chia lửa" với tuyến đầu chống dịch 100% mẫu xét nghiệm tại huyện Mê Linh cho kết quả âm tính

Vai trò quan trọng của nông nghiệp tại quê hương Hai Bà Trưng

Những năm qua, huyện Mê Linh theo đuổi chiến lược kinh tế phát triển đồng đều, đa dạng, đa ngành. Thực tế, công nghiệp mới là ngành sản xuất mang lại giá trị cao hơn cả tại huyện Mê Linh. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất của huyện này trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 12.626 tỷ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tương ứng là: 82,9% - 6,3% - 10,8%; Tương đương, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 10.668 tỷ đồng, tăng trưởng 8,8% so với cùng kỳ.

Nông dân huyện Mê Linh tích cực trồng cấy vụ Đông
Nông dân huyện Mê Linh tích cực trồng cấy vụ Đông

Tuy nhiên, với đặc thù tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp cao, diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, huyện Mê Linh vẫn không thể xem nhẹ vai trò quan trọng của nông nghiệp. Chỉ tính nửa đầu năm 2021, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Mê Linh ước đạt 1.339,5 tỷ đồng. Trong đó nông nghiệp tăng 3,8%, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,7%. Thời tiết vụ xuân thuận lợi, do đó năng suất các loại cây trồng đều tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất hoa các loại tăng 8,7%, giá trị sản xuất cây lâu năm tăng 6,1% so với cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 2,2%.

Thu hoạch củ cải tại HTX Đông Cao - Tráng Việt - Mê Linh
Thu hoạch củ cải tại HTX Đông Cao, Tráng Việt, Mê Linh

Được biết, huyện Mê Linh là một trong những vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, hộ gia đình, thời gian qua, huyện đã triển khai 3 đề án gồm: Cơ giới hóa sản xuất trong nông nghiệp (hỗ trợ mua 48 máy gặt đập liên hợp, 3 máy cấy, 1 máy gieo hạt…); Phát triển cây vụ Đông quy mô 200ha đậu tương và 30ha khoai tây (hỗ trợ 100% giá trị giống) và đề án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ trong khu dân cư sang gia trại, trang trại xa khu dân cư...

Phát huy “nội lực” từ sản xuất nông nghiệp

Với sự định hướng và chỉ đạo đúng đắn, những năm vừa qua, huyện Mê Linh đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50ha trở lên (tại các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa...); Vùng sản xuất rau an toàn (xã Tráng Việt 200ha, Tiến Thắng 70ha, Tiền Phong 90ha...); Vùng sản xuất hoa, cây cảnh (tại các xã Mê Linh với 190ha hoa hồng, Văn Khê 110ha hoa hồng, Đại Thịnh 20ha hoa hồng và 60ha hoa cúc…); Vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung xa khu dân cư (Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng…).

Ông Đàm Văn Đua (Giám đốc HTX Đông Cao) bày tỏ sự tin tưởng vào một vụ Đông thành công
Ông Đàm Văn Đua (Giám đốc HTX Đông Cao) bày tỏ sự tin tưởng vào một vụ đông thành công

Trong số những vùng sản xuất trên, mô hình sản xuất tại HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao có thể coi là điển hình cho câu chuyện phát triển nông nghiệp để phục hồi kinh tế của huyện Mê Linh - vựa rau lớn nhất nhì thành phố Hà Nội.

Ông Đàm Văn Đua, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao cho hay: “HTX hiện có 173 thành viên, khách hàng có trên 932 hộ. Trong đó, trên 600 hộ đang sản xuất nông nghiệp và canh tác chuyên canh cây củ cải trắng và các chủng loại rau màu khác. Hàng năm, HTX cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 20% rau củ quả các loại phục vụ người dân, còn lại là các tỉnh bạn. Cụ thể, khu vực thâm canh rau củ quả như Đồng Ta và Bãi Non là trên 200ha, năng suất gần 40.000 tấn/năm”.

Cũng theo ông Đua, ngay đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, giãn cách xã hội, lưu thông hàng hóa nông sản hạn chế, bà con nông dân HTX rất khó khăn trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nắm bắt cơ hội khi dịch bệnh đã bị đẩy lùi, HTX Đông Cao đã hướng dẫn bà con nông dân nhanh chóng gieo trồng vụ Đông nhằm đảm bảo nguồn cung cấp rau cho thành phố những tháng cuối năm, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.

Huyện Mê Linh phấn đấu Diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 2.997 ha, tăng 1,5% (43 ha) so với cùng kỳ
Huyện Mê Linh phấn đấu diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 2.997ha, tăng 1,5% (43ha) so với cùng kỳ

Liên quan đến gieo trồng vụ Đông, đầu tháng 9 vừa rồi, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương đã ký Kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2021 - 2022 trong huyện. Theo đó, huyện Mê Linh đặt mục tiêu mở rộng tối đa diện tích sản xuất cây trồng vụ Đông trên vùng đất bãi và đất 2 vụ lúa nhằm bảo đảm tăng trưởng ngành Nông nghiệp, bù đắp sản lượng thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong huyện và các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Phấn đấu diện tích gieo trồng cây vụ Đông đạt 3.031ha (tăng 1,13% so với vụ Đông năm 2020 - 2021).

Đồng thời, huyện Mê Linh khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu, giống cây trồng theo mục tiêu chú trọng sử dụng giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, nhanh được thu hoạch; Có năng suất, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương.

Một vấn đề cũng rất được huyện quan tâm là đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các khu sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp huyện Mê Linh cũng nghiên cứu tiếp cận các kênh xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản, duy trì và phát triển các chuỗi liên kết, các vùng sản xuất đã có chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng... cũng là những nội dung cần thiết.

Sự tích cực, chủ động trong sản xuất nông nghiệp tại Mê Linh chắc chắn sẽ là đòn bẩy để quê hương Hai Bà Trưng hồi phục kinh tế, đời sống sau thời gian dài chống chọi với dịch bệnh Covid-19.

(Còn nữa)

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Xem thêm