Tag
Văn hóa giao thông của học sinh, xây dựng ý thức từ gốc

Bài 1: Hiểm nguy rình rập từ những "quái xế" tuổi teen

Giáo dục 30/05/2020 21:11
aa
TTTĐ - Các học sinh đang ở độ tuổi tiếp nhận tri thức, hình thành nhân cách vì thế giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, biết vì mình và người khác là rất quan trọng. Hướng dẫn và giáo dục các em khi làm chủ phương tiện và tham gia giao thông chính là xây dựng văn hóa giao thông từ gốc.

Những hiểm nguy rình rập từ

Không khó bắt gặp hình ảnh những lái xe tuổi "teen" không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông trước cổng trường (hình ảnh do phóng viên ghi nhận trước cổng trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Bài liên quan

Tuổi teen và các quan niệm sai lầm về tình dục

“Bí kíp” giúp Teen dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi vượt cấp

Lắng nghe hai nữ nhà văn Lê Minh Hà, Phong Điệp kể chuyện dạy con

Giao lưu "Thủ lĩnh của sự thay đổi" nhằm “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”

Những sự việc đau lòng

Hằng ngày, khi đọc các thông tin trên báo chí, chúng ta không khỏi giật mình bởi những vụ việc đau lòng. Theo các thống kê, trong năm 2019 cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc, đa phần trong số đó là học sinh.

Rất nhiều học sinh vô tư điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm
Rất nhiều học sinh vô tư điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm

Đáng tiếc nhất phải kể đến vụ việc xảy ra ngày 16/9/2019 khi cháu Đ.T.T. P (15 tuổi) điều khiển xe máy mang biển số 15AL- 009.11, chở bạn V.V.D.K (15 tuổi, cùng ở quận Đồ Sơn, Hải Phòng), do không làm chủ được tay lái, tốc độ nên đã va chạm với ô tô đầu kéo. Hậu quả, em K đã tử vong tại chỗ, còn em P bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu.

Đêm 17/9, tại đường Trần Tất Văn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, hai học sinh 17 tuổi (ở huyện An Lão, Hải Phòng) đi xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc, không lắp biển kiểm soát đã va chạm với 1 xe máy đi ngược chiều khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Tháng 11/2019, 3 học sinh học lớp 8 và 9 đi xe máy không đội mũ bảo hiểm ở Hải Dương cũng gây tai nạn liên hoàn. Sau đó, một em phải chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) để điều trị do chấn thương nặng.

Trước đó không lâu, vào tháng 5, dư luận xã hội cũng bàng hoàng trước vụ tai nạn giao thông khiến 4 nữ sinh THCS ở Hà Tĩnh thương vong. Bốn nữ sinh đều học lớp 8 của một trường THCS ở Hà Tĩnh chở nhau trên xe máy đã đâm vào cột mốc bên đường. Hậu quả, 2 nữ sinh tử vong tại chỗ, 2 em còn lại bị thương nặng, được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Báo Zingnews.vn cũng có đăng tải clip phản ánh trưa 19/7/2019 ở Hà Nội, 2 nam học sinh đi xe máy sang đường nhưng không quan sát đã va vào một người phụ nữ đi cùng chiều khiến người này ngã xuống đường.

Với các em học sinh, đây dường như đã trở thành chuyện... thường
Với các em học sinh, đây dường như đã trở thành chuyện... thường

Gần đây nhất đã diễn ra một vụ việc khiến ai nấy đều xót xa. Khi đi xe đạp trên phố Hàng Khay, một học sinh đã tông trúng bà cụ đang sang đường, hậu quả khiến bà tử vong sau đó.

Điểm qua những vụ việc đau lòng ấy để thấy rằng, tai nạn giao thông không chỉ phụ thuộc vào việc học sinh tham gia giao thông bằng phương tiện gì mà quan trọng hơn là ý thức khi lưu thông trên đường như thế nào. Dù các em có đi xe đạp hay xe đạp điện, xe máy điện, xe máy cũng đều có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh. Chưa kể đến việc rất nhiều học sinh có vóc dáng nhỏ bé nhưng điều khiển phương tiện có phân khối lớn lại càng là mối nguy lớn hơn.

Bên cạnh đó, lái xe đòi hỏi rất nhiều kỹ năng kết hợp như quan sát, kinh nghiệm, phản ứng nhanh, xử lý tình huống tốt… Trong khi các học sinh tuổi còn nhỏ, tất cả các kinh nghiệm trên điều thiếu hoặc chưa đủ thời gian để tích lũy dẫn đến tình trạng luống cuống, lệch tay lái, không phanh kịp…

Bài 1: Hiểm nguy rình rập từ những

Thực trạng đáng lo ngại

Hà Nội là thành phố lớn, kéo theo đó là người người bận rộn, điều kiện kinh tế khá giả hơn, học sinh cũng có phần sành điệu hơn các tỉnh thành khác. Bên cạnh những học sinh được bố mẹ đưa đón thì còn rất nhiều em tự đi xe đến trường.

Lẽ ra ở lứa tuổi các em nên đi xe đạp để rèn luyện thể trạng, tốc độ vừa phải sẽ không chứa đựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Tuy nhiên, hiện rất nhiều gia đình giao cho con em mình xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy phân khối lớn.

Đứng trước cổng các trường THCS, THPT những giờ vào học, tan học mới thấy điều này thực sự rất đáng ngại. Các em vóc dáng nhỏ, đầu không đội mũ bảo hiểm, phóng xe vèo vèo từ cổng trường ra lòng đường.

Không khó để ghi lại những hình ảnh này vì nó diễn ra hằng ngày tại hầu hết các trường. Trước cổng trường THPT Việt Đức (trên phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) còn có cả một bãi gửi xe. Theo quan sát của chúng tôi, bên cạnh những chiếc xe đạp điện, xe máy điện thì còn rất nhiều xe tay ga, xe máy có dung tích xi lanh trên 50cc.

Nhiều học sinh THCS cũng điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nhiều học sinh THCS cũng điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Các em học sinh từ trong sân trường phóng ra với đa dạng các loại từ xe đạp, xe đạp điện, xe máy 50cc đến cả xe phân khối lớn. Đáng chú ý, không chỉ không đội mũ bảo hiểm từ trong sân trường ra ngoài đường mà cả khi đã lưu thông trên phố, các em vẫn để mũ cài ở trên xe.

Trước cổng trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi cũng ghi nhận có khá nhiều em đi học bằng xe máy hoặc điều khiển xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm. Theo đó, đường phố Hà Nội vào buổi trưa cũng nhộn nhịp, đông đúc hẳn lên với những bóng áo trắng phóng vụt đi, hòa vào dòng người lưu thông trên đường.

Không chỉ sử dụng xe máy như người lớn, các em học sinh còn dàn hàng ngang tràn ra đường, chắn đầu ô tô, đứng nói chuyện, chờ đợi nhau làm cản trở giao thông. Đáng kể hơn, rất nhiều phụ huynh đã mất công đi xe máy đến chờ con ở cổng trường nhưng cũng không mang theo một chiếc mũ bảo hiểm, để các con mình đầu trần ngồi phía sau mà không hề suy nghĩ gì về việc nếu chẳng may bị tai nạn thì con có nguy hiểm hay không.

Trong tất cả các phương tiện học sinh điều khiển, chiếc xe đạp điện đã trở nên thông dụng. Thông dụng đến nỗi người ta mặc nhiên “cưỡi” nó mà không cần đội mũ bảo hiểm. Các em nhỏ lớp 6, 7 cũng có thể phóng vù vù chẳng cần phải có giấy phép lái xe.

Có vẻ như người ta chú ý đến độ tiết kiệm, tưởng chừng thân thiện với môi trường của chiếc xe khi không thải ra khói xăng mà quên mất rằng nó cũng có thể đạt tốc độ 50 - 60km/h. Như vậy, phương tiện này cũng có thể gây nguy hiểm cho cả người lái xe lẫn người có khả năng bị va chạm.

Bên cạnh đó, chiếc xe đạp điện “chạy êm” lại thành một nguy cơ vô hình. Ngay cả khi nó đi sát ngay sau lưng cũng không ai biết để tránh. Người xung quanh không được báo động có xe đến, các em lại chưa làm chủ được tốc độ nên rất dễ gây tai nạn.

Chị Hòa An ở Định Công (quận Hoàng Mai, HN) kể rất nhiều lần “hú hồn hú vía” khi đang đi bộ trong ngõ nhỏ tự dưng có một chiếc xe đạp điện xẹt ngang bên cạnh rồi phóng vù đi trong khi chị chưa kịp định thần. Anh Hoàng Anh (ở quận Long Biên, Hà Nội) cũng tặc lưỡi “nhớ đời” và “cạch đến già” khi có lần đi thử xe đạp điện của con gái, ga vút một cái thế là bị tai nạn sứt cả chân tay, mặt mũi...

Còn bà Linh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thì sợ nhất là gặp các cháu nhỏ đi xe đạp điện. Mắt kém, tai nghễnh ngãng, ra đường bà đã rất cẩn thận mà có lần bị hai đứa nhỏ chỉ tầm 12, 13 tuổi đi xe lên cả vỉa hè, đâm vào khiến bà ngã lăn ra đường.

Như vậy, việc học sinh sử dụng xe có tốc độ cao đã đến mức phổ biến khiến người ta chỉ nghĩ đến sự thuận tiện mà quên đi những nguy hiểm nó có thể gây ra trên đường phố…

(Còn nữa)

Đọc thêm

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, 2.913 trường học.
Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ Giáo dục

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc chung tay chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngành giáo dục huyện Thanh Trì đã tổ chức hội thu, ủng hộ vật chất để trao gửi yêu thương tới học sinh vùng thiệt hại do bão lũ
Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Giáo dục

Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 8/11, trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Khoa tiếng Bồ Đào Nha.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Xem thêm