Tag
Tăng mức xử phạt người uống rượu bia tham gia giao thông: Xử lý nghiêm, tránh nhờn luật

Bài 1: Đủ sức răn đe, người dân đồng thuận

Xã hội 05/01/2020 09:57
aa
TTTĐ- Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã được dư luận đồng thuận cao. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng CSGT trên toàn quốc đã xử phạt 615 trường hợp người điểu khiển giao thông vi phạm nồng độ cồn với số tiền hơn 800 triệu đồng. Dư luận rất đồng tình với quy định mới này và mong muốn các lực lượng chức năng phải xử lý nghiêm, không để nhờn luật.

Tăng mức xử phạt người uống rượu bia tham gia giao thông: Xử lý nghiêm, tránh nhờn luật

Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đo nồng độ cồn tài xế có dấu hiệu vi phạm tại phố Hàng Cót

Bài liên quan

Hà Nội: Tập trung bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết

Từ hôm nay (1/1), lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 năm

Tăng nặng mức xử phạt

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết; 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Trong các vụ tai nạn này, rất nhiều vụ do tài xế sử dụng rượu bia gây ra.

Quá nhiều vụ tai nạn giao thông chết người liên quan tới việc lái xe sử dụng rượu bia đã xảy ra. Vào giữa năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, trong đó có quy định “cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.

Cùng với đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính Phủ có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn rất nhiều đối với hành vi phạm giao thông, đặc biệt là mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Ngay sau khi Nghị định mới có hiệu lực, lực lượng CSGT trên địa bàn toàn quốc đã ra quân xử lý các vi phạm về nồng độ cồn.

Theo ghi nhận của PV TTTĐ, tại nút giao thông Hàng Cót – Phan Đình Phùng (Hoàn Kiếm – Hà Nội) là nơi tập trung đông đúc của các phương tiện tham gia giao thông. Chỉ trong vòng ít phút, lực lượng CSGT đã dừng xe nhiều người tham gia giao thông có biểu hiệu uống rượu bia khi tham gia giao thông để kiểm tra nồng độ cồn. Nhiều người, khi được CSGT dừng xe kiểm tra, hơi thở vẫn nồng nặc mùi rượu bia.

Ông N.V.D (SN 1963, ở huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), điều khiển xe máy chở theo bạn, có biểu hiện vi phạm. Kết quả kiểm tra của lực lượng CSGT cho thấy, ông D vi phạm 0,489 miligam/lít khí thở.

Với mức vi phạm này, ông D bị CSGT xử phạt với số tiền 7 triệu đồng, kèm tước giấy phép lái xe 23 tháng. Sau khi ký vào biên bản xử phạt, ông D thừa nhận với phóng viên, vừa uống 2 chén rượu với bạn và tỏ ra ân hận vì mức xử phạt nghiêm khắc.

Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội dừng xe tài xế có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn
Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội dừng xe tài xế có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn

Không chỉ riêng ông D, hàng loạt người tham giao giao thông khác có sử dụng rượu bia bị lực lượng chức năng xử lý một cách nghiêm khắc. Trong đó, tài xế N.V.B (SN 1974, ở xã Hoà Phú, huyện Ứng Hoà) điều khiển ô tô bị tổ tuần tra kiểm soát giao thông của Đội CSGT số 10 (phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), làm nhiệm vụ trên quốc lộ 21B xử phạt đến 40 triệu đồng vì hơi thở có nồng độ cồn vượt trên mức cao nhất.

Tổ công tác gồm Trung tá Vũ Kiên Cường và Thượng úy Nguyễn Đình Cẩn kiểm tra ô tô 30F-334.50 do anh B cầm lái. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn, anh B vi phạm 0,472 miligam/lít khí thở.

2 ngày xử phạt 615 trường hợp tài xế vi phạm

Ngày 4/1, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, sau 2 ngày (từ 1 đến ngày 2/1/2020), lực lượng CSGT trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 816 triệu đồng.

Trước đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt tối đa từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng đối với vi phạm nồng độ cồn. Còn theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở) mà lái ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX 22 - 24 tháng. Nếu nồng độ cồn ở mức này, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.

Các tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở, sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng, tước GPLX 16 - 18 tháng. Tài xế xe máy nếu vi phạm mức nồng độ cồn này sẽ bị phạt từ 4 - 5 triệu đồng.

Còn tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, tước GPLX 2 - 4 tháng. Nếu vi phạm mức nồng độ cồn này, tài xế xe máy sẽ bị phạt từ tiền từ 2 - 3 triệu đồng

Với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt 80 - 100 nghìn đồng khi có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 200 - 300 nghìn đồng khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 400 - 600.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cục CSGT nhận định, việc quy định cấm triệt để sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bổ sung các hành vi mới và nâng mức xử phạt đối với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn theo quy định mới là rất đồng bộ, kịp thời trước những phức tạp của tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay.

Mặc dù mức phạt tăng cao nhưng trên các diễn đàn và mạng xã hội, người dân đều đồng tình ủng hộ quyết định xử phạt này và mong muốn lực lượng CSGT làm nghiêm để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia.

(còn nữa)

Đọc thêm

Thăm hỏi, động viên công nhân khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Thăm hỏi, động viên công nhân khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chiều 8/9, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh cùng đoàn công tác đã đội mưa, trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho 90 công nhân ngành Xây dựng với số tiền 90 triệu đồng.
Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân Môi trường

Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân

TTTĐ - Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở Môi trường

Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở

TTTĐ - Làm việc với UBND tỉnh Yên Bái chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu tỉnh Yên Bái xác định cơn bão số 3 đi qua nhưng hoàn lưu của bão tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì vậy, tỉnh phải tiếp tục chủ động xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ ống, lũ quét,… do hoàn lưu bão gây ra.
Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường Môi trường

Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường

TTTĐ - Chiều 8/9, sau khi tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.
Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi

TTTĐ - Trực tiếp đến kiểm tra địa bàn quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tuyên dương UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung phòng chống, ứng phó và khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra.
Nhanh chóng giải tỏa cây đổ, đảm bảo giao thông các tuyến đường Đô thị

Nhanh chóng giải tỏa cây đổ, đảm bảo giao thông các tuyến đường

TTTĐ - Báo cáo công tác ứng phó với siêu bão Yagi (bão số 3), Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Nam Từ Liêm đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như thời gian thực hiện để nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3 Môi trường

Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3

TTTĐ - Bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề sau khi đi qua Thủ đô Hà Nội các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có huyện Phúc Thọ đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; tổ chức thu dọn cây xanh, biển hiệu bị đổ gãy; các công trình bị đổ sập; khôi phục mạng lưới cấp điện và viễn thông... nhằm sớm ổn định đời sống.
"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân Đô thị

"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân

TTTĐ - Trong những ngày qua, các "chiến sĩ" điện lực của EVNHANOI - những người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đội mưa bão để khôi phục lại dòng điện sinh hoạt cho người dân đã trở thành những hình ảnh đẹp, được cộng đồng xã hội ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn vô chừng.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi

TTTĐ - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động, hiệp đồng sẵn sàng với các đơn vị Quân đội, Công an với tổng quân số 10.732 cán bộ, chiến sỹ và 303 phương tiện ứng phó với bão số 3 (bão Yagi).
Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang Môi trường

Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang.
Xem thêm