Tag
Những nhà giáo 4.0

Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning

Giáo dục 18/11/2020 07:00
aa
TTTĐ - Thiệt thòi lớn nhất của học sinh các huyện ngoại thành là nhiều gia đình có điều kiện kinh tế hạn chế, không được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại. Biến hạn chế thành thời cơ, cô giáo Nguyễn Thị Hồng (giáo viên trường Tiểu học Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã có nhiều sáng tạo trong dạy và học, kích thích sự say mê, hứng thú của học trò…
Đưa học sinh dân tộc “chạm tay ra thế giới”, cô giáo Mường vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu Bài 3: Cô giáo Nùng dạy trẻ câm điếc giữa lòng Hà Nội Bài 2: Hành trình 20 năm dành tình thương cho trẻ tự kỷ

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta gọi đó là nghề trong sạch nhất…”

Đó là những câu ca người ta thường nói khi nhắc về nghề giáo. Trong thời đại công nghệ hiện nay, không chỉ có bảng đen, bụi phấn, các nhà giáo còn linh hoạt, sáng tạo ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong giảng dạy, kích thích sự sáng tạo của học trò và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Chúng ta gọi đó là những nhà giáo 4.0.

Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning
Cô Nguyễn Thị Hồng cùng học sinh của mình trong tiết học STEM

Biến hạn chế thành thời cơ

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cụ, ông, bà, mẹ, các chị em đều làm nghề giáo, ngay từ nhỏ, ước mơ được đứng trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen đã nhen nhóm trong suy nghĩ của cô Nguyễn Thị Hồng.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Giáo dục Tiểu học, cô Hồng về nhận công tác tại trường Tiểu học Tô Hiến Thành (huyện Đan Phượng, Hà Nội) rồi sau đó chuyển công tác sang Tiểu học Tân Lập. Tính đến nay, cô giáo trẻ đã có 14 năm tuổi nghề.

Chính vì đến với nghề bằng tình yêu, tâm huyết nên mỗi ngày đến trường của cô giáo trẻ thật sự là một ngày vui. Cô Hồng tâm sự: “Tôi tự thấy mình là người tâm huyết. Hết giờ làm hầu như không bao giờ tôi về nhà ngay. Trong các kỳ thi giáo viên giỏi hàng năm, hầu như năm nào tôi cũng thức đêm để hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng giáo án, thiết kế bài giảng PowerPoint, hướng dẫn cách truyền đạt, chốt kiến thức sao cho sâu, cho rõ”.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, cô Nguyễn Thị Hồng nhận ra rằng, ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và truyền cảm hứng học tập cho học sinh.

Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning
Luôn đam mê, không ngừng sáng tạo trong dạy học, cô Hồng đã khiến học sinh luôn hứng thú với mỗi giờ học

Cô tâm sự: “Sinh ra từ làng, lại gắn bó từ những ngày ra trường với học sinh ở vùng nông thôn, tôi nhận thấy những thiệt thòi của các em so với bạn bè đồng trang lứa ở khu vực trung tâm thành phố. Ít có điện thoại thông minh, hạn chế hoặc không có máy tính để sử dụng, những thiết bị công nghệ hiện đại đối với nhiều học sinh là niềm ước mơ. Cũng vì sự không đủ đầy ấy khiến tôi nghĩ rằng, các em sẽ rất thích, đặc biệt đam mê nếu được truyền cảm hứng từ những bài học mới mẻ ấy”.

Thế là, từ cách đây rất nhiều năm, khi mà công nghệ thông tin chưa phổ biến và ứng dụng rộng rãi như hiện nay, cô Hồng đã nghĩ đến và thực hiện thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E - Learning, thành lập kho tư liệu gồm các bài giảng, kho clip quà tặng cuộc sống phục vụ cho các tiết học Đạo đức, Tiếng Việt, Kỹ năng sống... để truyền cảm hứng cho học trò và chia sẻ với đồng nghiệp.

Để khích lệ sự thi đua của học sinh, cô Hồng dùng phần mềm Classdojo trong quản lý, đánh giá. Những học sinh chăm chỉ, tích cực... sẽ được thưởng sao (điểm cộng: Chăm chỉ, tích cực, hăng hái phát biểu, giúp đỡ bạn...), điểm trừ (quên sách vở, nói chuyện, không làm bài...) Cuối tuần, cuối tháng những học sinh ngoan, học tốt, gương mẫu sẽ được cô giáo thưởng cho những món quà nhỏ để động viên.

Đặc biệt, trong thời điểm học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô giáo trẻ đã dùng các trò chơi hiện đại để tạo hứng thú cho học sinh bằng cách sử phần mềm kahoot.vn; nerpod.com; weel of name… Đáp lại sự nhiệt tình đổi mới của cô giáo, học sinh của cô Hồng vô cùng thích thú với những tiết học trực tuyến.

Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning

Không ngừng sáng tạo, đổi mới

Theo cô Hồng, một trong những hạn chế lớn nhất của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy là ngoại ngữ. “Do không biết nhiều về tiếng Anh mà các phần mềm sử dụng tiếng Anh nhiều khi tôi cứ vừa làm vừa nhờ Google dịch. Lúc đầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm bài giảng E - Learning hoặc các phần mềm khác cũng mất nhiều thời gian”.

Để khắc phục những khó khăn này, sự chăm chỉ, chuyên cần là không thể thiếu. “Trăm hay không bằng tay quen”, cứ mỗi ngày nỗ lực hơn, tỉ mỉ hơn một chút, cô giáo trẻ dần dần đã trở nên thành thục các kỹ năng, thao tác trên máy tính và từng bước tiếp cận, làm chủ công nghệ.

Trong năm học 2019 - 2020, cô Hồng đã khai thác có hiệu quả các trang học tập trực tuyến: olm.vn; vio.edu.vn; hocmai.vn… Sử dụng có hiệu quả các tài nguyên của sách giáo khoa điện tử; Tạo bài giảng, phiếu bài tập online trên Google biểu mẫu giúp các tiết học trực tuyến trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, tạo động lực và hứng thú học tập cho học sinh.

Không chỉ vậy, cô Hồng cũng là người từng bước đưa giáo dục STEM vào giảng dạy tại lớp chủ nhiệm. Việc đưa giáo dục STEM vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học trò.

Các sản phẩm tái chế như: Sáng tạo tranh từ các loại hạt, làm nhà từ vỏ hộp sữa; Xây cầu, xây tháp từ ống hút, que tính; Thiết kế, chế tạo xe ô tô từ bìa cứng, bút chì, dây chun và vận hành xe chạy; Làm mô hình từ giấy, bìa để kể chuyện, học lịch sử, làm hệ thống tưới cây tự động bằng vỏ chai nhựa và dây truyền dịch; Thiết kế và biểu diễn thời trang từ giấy gói quà… đã giúp học sinh nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, giúp các em có được trải nghiệm thực tế, khám phá khoa học, phát triển ý tưởng sáng tạo của học sinh.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Xem thêm