Hà Nội - Bản hùng ca phố

Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước

22:00 | 10/10/2024
TTTĐ - Chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" đưa khán giả gặp gỡ những nhân chứng lịch sử vào thời khắc quan trọng của Thủ đô cách đây 70 năm.
Ký ức hào hùng mùa Thu lịch sử 70 năm bồi đắp tri thức, gìn giữ nét đẹp thanh lịch, văn minh Giáo dục lịch sử địa phương: Nhiều cách làm sáng tạo
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cảm ơn những đóng góp, hy siinh của những thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương bảo vệ cho nền độc lập nước nhà
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cảm ơn những đóng góp, hy sinh của các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương bảo vệ cho nền độc lập nước nhà

Hà Nội - Bản hùng ca phố nhắc nhớ những ngày tháng lịch sử hào hùng của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội. Chương trình diễn ra tối 10/10 tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - nơi diễn ra lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô sau ngày giải phóng.

Những con người đầy tự hào khi được chứng kiến thời khắc lịch sử của Thủ đô Hà Nội
Những con người đầy tự hào khi được chứng kiến thời khắc lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Với 3 chương nội dung, gồm: Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn thủ đô, Bài ca Hà Nội, chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố sẽ đưa khán giả trở lại với những câu chuyện lịch sử về Hà Nội, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước và xa hơn là của gần 80 năm trước khi bắt đầu toàn quốc kháng chiến. Hà Nội chính là nơi đầu tiên nổ ra tiếng súng báo hiệu trận chiến lớn của toàn dân tộc.

Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trướcCuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trướcNhiều nhân chứng lịch sử đã ở độ tuổi 90Các đại biểu tham dự chương trình chụp hình cùng các nhân chứng lịch sử

"Nhân vật đặc biệt nhất của chương trình chính là những nhân chứng" - Biên tập viên Thu Hường kể - "Như NSƯT Phùng Đệ - nhà quay phim chiến trường kỳ cựu, trong 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1946, ông mới là một Vệ út 13 tuổi, làm liên lạc cho các đơn vị trong thành, có mặt trong cuộc lui quân lịch sử ngày 17/2/1947. Hay bà Phạm Thị Viễn khi đó là nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy cơ khí Mai Động, đầu chít khăn tang trắng vẫn kiên cường bên mâm pháo bảo vệ bầu trời Hà Nội và góp phần hạ gục chiếc máy bay F.111A vào đêm 22/12/1972… Họ chính là những chứng nhân cho lịch sử hào hùng của mảnh đất này".

Các đại biểu tham gia tái hiện lễ chào cờ ngày 10/10/1954
Các đại biểu tham gia tái hiện lễ chào cờ ngày 10/10/1954

Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng ban Sản xuất các chương trình giải trí chia sẻ thêm: "Thực ra, có nhiều cách khác nhau để làm cho lịch sử sống động trở lại, tái tạo nó để khiến mọi người cảm thấy mình đang được sống trong chính thời kỳ ấy. Tôi nghĩ mỗi con người đều có khao khát khám phá lịch sử, bởi từ đây sẽ hiểu hiện tại và tương lai. Cách để làm tốt nhất đó là phát huy hết những công cụ sáng tạo mà ngày hôm nay chúng ta có, thậm chí có thể dùng những công cụ mới như trí tuệ nhân tạo để giúp câu chuyện lịch sử trở lên sống động hơn".

Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước
Tái hiện hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô năm 1954

Phạm Mạnh

Bản quyền thuộc https://tacnghiep.tuoitrethudo.vn/