5 điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2020
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Tuyển sinh đại học 2020: Các trường mở thêm nhiều ngành học mới
Kết nối nguồn cung - cầu của doanh nghiệp và người lao động
TP HCM: Tuyển bổ sung gần 100 chỉ tiêu vào trường chuyên
Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021
Chọn học đúng nghề - thành công tương lai
Chọn học đúng nghề - thành công tương lai
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, về cơ bản, quy chế tuyển sinh năm 2020 giữ ổn định trong giai đoạn 2017-2020 như đã được công bố với thí sinh và xã hội. Tuy nhiên, dự thảo Quy chế tuyển sinh có sửa đổi một số nội dung nhằm thực hiện Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học (năm 2012, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2018) và sửa một số điểm về kỹ thuật so với Quy chế tuyển sinh2019. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, năm 2020 theo quy định của Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, Dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo sư phạm trình độ trung cấp nữa; trình độ cao đẳng chỉ giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non.
Thứ hai, tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2... vào cùng một quy chế tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non để bảo đảm mặt bằng chất lượng tuyển sinh trong cùng trình độ, đồng thời, dễ tra cứu, áp dụng pháp luật.
Thứ ba, quy định các nguyên tắc và mở rộng quyền tự chủ hơn đối với các trường tổ chức thi tuyển sinh (thi các môn văn hóa, năng khiếu, đánh giá năng lực...) nhằm điều chỉnh pháp luật sát với thực tế, đảm bảo chất lượng đầu vào và nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường.
Thứ tư, tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với khối ngành đao tạo giáo viên, ngành sức khoẻ; đặc biệt là quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.
Thứ năm, quy định chế tài chặt chẽ đối với các trường vi phạm, đối với cán bộ, công chức, người lao động và thí sinh vi phạm, đặc biệt là thí sinh gian lận, liên quan đến gian lận trong thi, tuyển sinh… để nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học.