21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng
Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc; bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đề nghị phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật và triệt để thu hồi các thuốc do đối tượng làm giả đã đưa ra thị trường.
![]() |
Qua xét nghiệm các loại thuốc đông y giả được thu giữ, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau. |
Thông tin ban đầu của Sở Y tế Thanh Hóa và các đơn vị chức năng, chưa phát hiện thấy các sản phẩm nêu trên tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu. Các sản phẩm giả này chủ yếu được bán trên mạng; tại kênh bán lẻ.
Trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan Công an bắt giữ có 4 loại giả thuốc tân dược (gồm: 44 hộp Tetracyclin, 40 hộp Clorocid, 49 hộp Pharcoter, 52 hộp Neo-Codion); còn lại là 39.323 hộp gồm 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.
Theo thông tin từ Công an Thanh Hóa, sau khi thu giữ lượng lớn các loại thuốc giả, qua kết quả phân tích, xét nghiệm ban đầu, phát hiện nhóm thuốc đông y giả (chữa các bệnh về xương khớp) chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau, nên khi người bệnh uống vào sẽ thấy hết đau ngay, khiến cho người bệnh tin dùng.
Riêng nhóm thuốc tây y giả chưa phát hiện dược tính độc hại nhưng không có dược tính kháng sinh để chữa bệnh như hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.
Các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả đã mua nguyên liệu là các loại tinh bột, chất kết dính, phụ gia trong y dược, than tre, chất tạo màu… để tự pha trộn, đóng gói thành thuốc chữa bệnh.
Cũng theo Cục Quản lý dược, tỷ lệ thuốc giả trong những năm gần đây đều dưới 0,1%. Trong năm 2023-2024 một số tỉnh, thành phố như: Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội báo cáo phát hiện một số lô thuốc Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion giả.
Cục Quản lý dược cho biết, hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật dược (Điều 6) và phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị xử lý hình sự thấp nhất từ 2 năm tù, cao nhất là tử hình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ
