Tag
Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

“Vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ

Muôn mặt cuộc sống 24/09/2024 09:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 3/8/2024 về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được đánh giá là động lực to lớn giúp tỉnh Bình Dương nhưng cũng là giai đoạn “vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ tỉnh hơn nữa trong thời gian tới.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh”

Trước thời khắc tỉnh Bình Dương chuẩn bị công bố quy hoạch theo Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 3/8/2024 đến toàn dân, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô có buổi phỏng vấn, chia sẻ của ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

“Vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ

- PV: Thưa ông, được biết Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Với việc phê duyệt, theo ông quy hoạch sẽ có những thuận lợi gì để tỉnh Bình Dương phát triển trong thời gian tới?

- Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây được đánh giá là “kim chỉ nam” để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh Bình Dương nắm bắt được thời cơ để đoàn kết thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ mà tỉnh Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

“Vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ

Quy hoạch nhấn mạnh việc tiếp tục tạo ra các kết nối liên vùng, liên tỉnh thông qua việc nâng cấp và mở rộng các tuyến đường cao tốc, metro và hệ thống logistics

Trong đó, tỉnh Bình Dương với quan điểm liên kết phát triển với các địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ để xây dựng Đông Nam Bộ trở thành Vùng văn minh, hiện đại, phát triển năng động, trung tâm hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong đó, Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ.

Theo đó, tỉnh Bình Dương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển thông minh, phát triển xanh, dựa trên phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy tối đa nguồn lực phát triển, kết hợp hài hòa giữa ngoại lực và nội lực, lấy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, văn hóa sáng tạo làm trọng tâm động lực phát triển.

Tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu; đổi mới tư duy phát triển, hình thành các trung tâm động lực, không gian phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới.

Bình Dương chú trọng phát triển văn hoá, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, mục tiêu dài hạn để phát triển bền vững; nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tạo môi trường sống tốt để thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao đến sống và làm việc tại Bình Dương.

“Vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ
Phát triển khu đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế tại Thành phố mới Bình Dương

Tỉnh tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, công nghiệp, dịch vụ đồng bộ, hiện đại, thông minh để mở rộng không gian phát triển, phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; khai thác và sử dụng hiệu quả không gian trên cao, không gian ngầm, không gian sinh thái, không gian số, không gian văn hóa; đẩy mạnh hình thành các hành lang, vành đai kinh tế, công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn với các hành lang giao thông kết nối liên vùng.

Bình Dương sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp, góp phần thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết.

Tỉnh quan tâm giải quyết các vấn đề quá tải hạ tầng, ách tắc giao thông, ngập úng đô thị, ô nhiễm môi trường; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh.

- PV: Thưa ông, tỉnh Bình Dương đã đặt ra nhiều quan điểm phát triển trong giai đoạn sắp tới, theo ông tỉnh có gặp khó khăn để thực hiện các quan điểm trên không?

- Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Kế thừa và phát huy những thành quả từ nhiều năm trước, tỉnh Bình Dương đã xác định những quan điểm rõ ràng để lấy đó làm phương hướng nhất quán phát triển trong thời gian tới.

Để thực hiện được những quan điểm trên, lãnh đạo tỉnh cùng các Sở, Ban, ngành đã có nhiều thời gian trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tham mưu đưa ra nhiều mục tiêu rõ ràng và cố gắng thực hiện mục tiêu đó.

“Vàng thử lửa” để phát triển mạnh mẽ
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

Cụ thể, quy hoạch đến năm 2030, mục tiêu Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại; bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh đã đề ra nhiều mục tiêu rõ ràng thể hiện qua con số cam kết như: Kinh tế tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm, GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 15.800USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2030 ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 64%; ngành dịch vụ chiếm 28%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%...

Về xã hội, đến năm 2030 tỉnh Bình Dương phấn đấu dân số đạt 4,04 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 87%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 19 bác sĩ; đạt 35 giường/10.000 dân… nhiều lĩnh vực khác như tài nguyên và môi trường, an ninh quốc phòng… cũng được đưa ra chi tiết, đạt được thống nhất cao.

Đến năm 2050, Bình Dương được xây dựng trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống cao, có mức thu nhập tương đương các nước phát triển.

Ngoài ra, tỉnh đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển xoay quanh quan điểm như về Liên kết hợp tác phát triển Vùng; Đổi mới hệ sinh thái phát triển; Phát triển xã hội, nguồn nhân lực; Phát triển Bình Dương xanh; Phát triển các không gian động lực… từ đó có phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng và phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội.

- PV: Thưa ông, với quan điểm của tỉnh Bình Dương là phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp, góp phần thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết. Đây là một mục tiêu lớn của quốc gia với thế giới, nhiều địa phương đang vất vả, rất nỗ lực để thực hiện mục tiêu trên, đối với tỉnh Bình Dương được coi là “thủ phủ công nghiệp” thực hiện được mục tiêu trên lại càng vất vả hơn. Vậy thưa ông, tỉnh Bình Dương có những kế sách gì để thực hiện mục tiêu lớn này trong thời gian tới?

- Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: “Tỉnh hát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp, góp phần thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết” đây là một mục tiêu lớn của cả nước, trong đó tỉnh Bình Dương đã, đang và tiếp tục cố gắng thực hiện mục tiêu này.

Trong thời gian qua, Bình Dương lấy phát triển “công nghiệp xanh” là hướng đi bền vững của mình, trong đó phải kể đến “khu công nghiệp xanh” như Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Vsip) 1, 2 và sắp tới là Vsip 3…

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu này bằng thực hiện nhiều biện pháp như: thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung mới được tiếp nhận doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư hoạt động.

Tỉnh chú trọng kiểm soát tốt nguồn phát thải khí nhà kính lớn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực theo lộ trình đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; thực hiện nghiêm quy định về kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở, doanh nghiệp. Xây dựng Chương trình giảm thiểu khí cac-bon trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Bình Dương quan tâm nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng dẫn các cơ sở triển khai thực hiện các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học luôn được tỉnh quan tâm, luôn có những chỉ đạo sát sao như tỉnh phân vùng môi trường để quản lý chặt theo từng cấp độ. Tỉnh nâng cao, mở rộng, giám sát chất lượng môi trường bằng việc xây dựng các trạm, điểm quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn chuyên dùng, quan trắc tự động tỉnh như trạm quan trắc nước mặt tự động; trạm quan trắc không khí xung quanh tự động; trạm quan trắc nước dưới đất tự động; trạm giám sát khai thác nước dưới đất tự động, trạm quan trắc và giám sát chất lượng nước thải, khí thải tự động; camera giám sát nguồn thải…

Tỉnh đề ra, bảo vệ môi trường ngoài hoạt động khu công nghiệp còn có hoạt động quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản. Theo đó, tỉnh yêu cầu phải theo quan điểm phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bền vững, gắn kết chặt chẽ với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường và mọi dạng tài nguyên khác.

Cơ quan chức năng tăng cường sử dụng công nghệ, trang thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, tuần hoàn khép kín, có khả năng thu hồi tối đa khoáng sản, tránh lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên, sử dụng ít nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng. Tỉnh tận dụng tối đa nguồn đất, đá thải tại các mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng các dự án phát triển hạ tầng giao thông, đô thị..., giảm áp lực lên các bãi thải mỏ.

Bình Dương ưu tiên chế biến sâu, đa dạng sản phẩm với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá trị sử dụng rộng rãi, hiệu quả; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; định hướng chuyển không gian quy hoạch hoạt động khoáng sản lên phía Bắc của tỉnh, ưu tiên những vùng đất xấu, bạc mầu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.

Ngoài công tác bảo vệ, tỉnh xác định và có phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu như bằng cách phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn tỉnh và xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai; củng cố hệ thống đê sông, hồ chứa nước, các công trình phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng; thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình Dương xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; triển khai các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: kiểm kê khí nhà kính và thúc đẩy phát triển thị trường cac-bon; thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ khí nhà kính, hướng tới phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050; thực hiện các hành động phục hồi thiên nhiên.

Tỉnh Bình Dương với hàng loạt các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp đặt ra, được Thủ tướng Phê duyệt quy hoạch, là động lực to lớn giúp Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh cùng đồng lòng, đồng hướng, đoàn kết thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, hướng tới tỉnh Bình Dương phát triển hùng cường, văn minh.

- PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã

TTTĐ - Với việc bàn giao 30 trung tâm y tế cho quận, huyện, thị xã quản lý, TP Hà Nội đã thực hiện thêm một bước trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên nguyên tắc xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, phục vụ Nhân dân.
Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở Xã hội

Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở

TTTĐ - Chính quyền tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương tìm địa điểm xây dựng khu tái định cư mới để ổn định cuộc sống cho các hộ dân tại xã Trà Tập, huyện Nam Trà My bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất.
Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững Muôn mặt cuộc sống

Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững

TTTĐ - Một trong những tầm nhìn trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương được xác định là trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại, phát triển bền vững. Theo đó, đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.
Thừa Thiên - Huế vinh danh 10 Công dân tiêu biểu năm 2023 Muôn mặt cuộc sống

Thừa Thiên - Huế vinh danh 10 Công dân tiêu biểu năm 2023

TTTĐ - Đây là lần thứ 3, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bình chọn và vinh danh “Công dân tiêu biểu”.
Bình Dương từng bước định hướng  phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng Muôn mặt cuộc sống

Bình Dương từng bước định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

TTTĐ - Bình Dương định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050, nhằm từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị hiện đại, bền vững và thông minh, tạo nền tảng phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai.
Tiếp nhận 100.000 USD hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nhận 100.000 USD hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiếp nhận 100.000 USD nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ Đại sứ quán Trung Quốc, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc trợ giúp Nhân dân dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Điện máy Xanh khởi động chiến dịch trao tặng 10.000 nồi cơm điện Muôn mặt cuộc sống

Điện máy Xanh khởi động chiến dịch trao tặng 10.000 nồi cơm điện

TTTĐ - Ngày 25/9, Điện máy Xanh đã chính thức khởi động chiến dịch trao tặng 10.000 chiếc nồi cơm điện đến bà con vùng cao phía Bắc tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ghi nhận 17 kiến nghị của cử tri vùng bãi Muôn mặt cuộc sống

Ghi nhận 17 kiến nghị của cử tri vùng bãi

TTTĐ - Ngày 25/9, Thường trực HĐND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thực hiện quy hoạch và phát triển kinh tế vùng bãi trên địa bàn các phường: Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở”.
Ký ức một thời hoa lửa và chặng đường phát triển của Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Ký ức một thời hoa lửa và chặng đường phát triển của Thủ đô

TTTĐ - Thông qua những câu chuyện chân thực, sinh động của các nhân chứng lịch sử, ký ức về một thời hoa lửa hào hùng, thế hệ trẻ được truyền cảm hứng, từ đó có những đóng góp tích cực, phát huy sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, giàu đẹp.
Niềm tin vững chắc của các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng Xã hội

Niềm tin vững chắc của các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV – năm 2024 tại TP Tam Kỳ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019-2024 và phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Xem thêm