Tag

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam

Nghệ thuật 13/12/2024 12:12
aa
TTTĐ - Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” gồm 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật phản ánh mối quan hệ quân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc và thành tựu sau 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục về truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân.
Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam Gặp mặt, tri ân cán bộ cấp tướng Quân đội nghỉ công tác Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, Tổng Cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” được ban tổ chức chia thành những nội dung cụ thể.

Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội Nhân dân Việt Nam qua những tư liệu, tài liệu, hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và làm việc với các đơn vị quân đội, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm các đơn vị quân đội.

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam
Những hình ảnh được trưng bày tại triển lãm "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm tập trung vào nội dung “Quân đội Nhân dân Việt Nam - từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu”. Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Nhân dân mà ra, xuất thân từ Nhân dân với ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ đất nước, quân đội đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhân dân giao được thể hiện qua hình ảnh, tư liệu, hiện vật về các tổ chức vũ trang đầu tiên của Đảng, sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quá trình Nhân dân ta tiến hành thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cùng với đó, hình ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam vì Nhân dân mà chiến đấu thể hiện sức mạnh của quân đội Việt Nam qua các thời kỳ. Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) với hình ảnh, tư liệu và hiện vật giới thiệu quân đội tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền Nhân dân trong những năm đầu cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược.

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam

Hình ảnh quân đội cùng toàn dân đánh bại âm mưu bình định và phản công của địch, quân đội cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược, quân đội cùng toàn dân đánh bại âm mưu bình định và phản công của địch, quân đội cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ở nội dung Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) phản ánh thời kì này Quân đội vừa làm tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Triển lãm trưng bày những hình ảnh tư liệu hiện vật giới thiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam, vừa tham gia lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa xây dựng lực lượng chính quy ngày càng hiện đại.

Bên cạnh đó là hình ảnh Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam, quân đội cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ; hình ảnh quân đội cùng toàn dân tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973 - 1975).

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam

Trong những năm từ 1975 đến nay hình ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được thể hiện trên nhiều khía cạnh như khắc phục hậu chiến tranh, ổn định sống Nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới, cùng toàn dân anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Nội dung quân đội đẩy mạnh huấn luyện xây dựng nền nếp chính quy, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quân đội cùng toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện các hình ảnh quân đội tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh, phát tiển kinh tế - xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, cùng toàn dân chiến đấu...

Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch COVID -19...

Nét đẹp người chiến sĩ hôm nay

Triển lãm trưng bày ảnh “Nét đẹp người chiến sĩ hôm nay” là các hoạt động của cán bộ chiến sĩ, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và trong các hoạt động văn hóa, thể thao, lao động sản xuất, giúp đỡ Nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam

Ngoài ra, trưng bày tranh cổ động là các tác phẩm được tuyển chọn của các tác giả tham gia sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Ban Tổ chức cũng trưng bày và trình diễn nghệ thuật điêu khắc ánh sáng với nhiều nội dung hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong chiến dịch Biên giới, hình ảnh đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Khu trưng bày với chủ đề “Cao Bằng xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh và bảo tồn phát huy giá trị lịch sử, văn hóa các khu di tích cách mạng” giới thiệu hình ảnh, tư liệu hiện vật về lực lượng vũ trang tỉnh Cao Bằng phát huy truyền thống quê hương cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, những hình ảnh đẹp về tình đoàn kết quân và dân.

Truyền thống gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân Việt Nam

Trưng bày giới thiệu các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng trong việc Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước, tạo nên điểm đến độc đáo, phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh như di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó, di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng, di tích quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng...

Trong suốt các ngày diễn ra triển lãm là chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nghệ sĩ diễn viên đến từ Trung ương và các tỉnh thành phố như chương trình nghệ thuật “Bài ca người lính”, chương trình giao lưu nghệ thuật “Chúng tôi là chiến sĩ”, chương trình giao lưu học sinh sinh viên với chủ đề “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, “Tổ quốc gọi tên mình”, “Việt Nam quê hương tôi”…

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Côn (Cao Bằng) thường xuyên phối hợp với các lực lượng tuần tra, bảo vệ biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Côn (Cao Bằng) thường xuyên phối hợp với các lực lượng tuần tra, bảo vệ biên giới.

Triển lãm nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc” mở cửa từ ngày 18 - 22/12/2024 tại Vườn hoa trung tâm thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Lễ khai mạc diễn ra vào 19h30 ngày 18/12/2024.

Đọc thêm

Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật Nghệ thuật

Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật

TTTĐ - Tối 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động tổ chức Chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024. Đây là sự kiện mang đậm ý nghĩa về dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật.
Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát  trên bánh 3D Nghệ thuật

Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát trên bánh 3D

TTTĐ - Trong không khí cả nước mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2024, các nghệ nhân của Nhất Hương đã sáng tạo những chiếc bánh điêu khắc 3D cực kỳ độc đáo. Bằng việc lựa chọn thể thơ lục bát - đặc sản văn hóa Việt Nam - tác phẩm không chỉ là món quà ý nghĩa dành tặng cầu thủ Nguyễn Xuân Son mà còn là thông điệp cổ vũ tinh thần dân tộc trên hành trình chinh phục những đỉnh cao tiếp theo.
Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang Nghệ thuật

Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang

TTTĐ - "Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài diễn ra tại Area 75 - Art & Auction 75 Hàng Bồ, Hà Nội.
Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nghệ thuật

Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

TTTĐ - Sáng 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam Nghệ thuật

Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam

TTTĐ - Làng Đào Xá, một ngôi làng nhỏ nằm ở xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, nơi vẫn ngày đêm giữ lửa nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc, là cội nguồn sản sinh ra hàng triệu cây đàn trên khắp cả nước.
Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka Nghệ thuật

Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka

TTTĐ - Trong hai ngày 4 và 5/1/2025, tại công viên Naniwa no Miya ato, thành phố Osaka, Nhật Bản, sẽ diễn ra chương trình "Xuân quê hương 2025" với chủ đề “Trái tim Việt Nam”. Sự kiện được tổ chức bởi các hội đoàn, doanh nghiệp uy tín của người Việt tại Nhật Bản với sự đồng hành của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka.
Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá Nghệ thuật

Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá

TTTĐ - Hát chầu văn, một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể mà còn là nhịp cầu kết nối tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân. Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và lời ca của chầu văn đã góp phần tạo nên nghi lễ hầu đồng vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt Nghệ thuật

Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt

TTTĐ - Việc sử dụng chất liệu dân gian đồng dao trong các bộ phim kinh dị đã không còn là điều xa lạ trong thị trường điện ảnh Việt Nam hiện nay. Bên cạnh ý kiến cho rằng việc sử dụng đồng dao đã giúp các bộ phim tăng sức hấp dẫn, thân quen đối với khán giả đại chúng, vẫn có nhận định tỏ ra hoài nghi về ý đồ của nhà làm phim khi đưa đồng dao vào phim kinh dị.
Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên Nghệ thuật

Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên

TTTĐ - Tuồng - loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, từng phát triển rực rỡ với những vở diễn đỉnh cao, khán đài chật kín, và tiếng trống rộn rã làm say lòng người. Đằng sau ánh hào quang ấy là những nghệ sĩ, những người đã sống trọn vẹn với đam mê, vượt qua bao gian khó để gìn giữ nét tinh hoa của dân tộc. Họ không chỉ là chứng nhân cho thời kỳ vàng son của Tuồng mà còn là "ngọn đuốc" âm thầm thắp sáng hành trình bảo tồn và truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Bài 2: Mạch ngầm âm nhạc truyền thống chảy trong đời sống giới trẻ Nghệ thuật

Bài 2: Mạch ngầm âm nhạc truyền thống chảy trong đời sống giới trẻ

TTTĐ - Nhằm đưa nghệ thuật chèo đến với giới trẻ, câu lạc bộ (CLB) “Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương” đã không ngừng nỗ lực tiên phong trong việc gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt xưa. Trong suốt chặng đường 10 năm “chèo lái”, CLB ngày một đa dạng thêm những lớp học về các loại hình âm nhạc cổ và đưa âm nhạc truyền thống gần hơn tới tuổi trẻ Thủ đô.
Xem thêm