Tag

Thoát nghèo nhờ cây thanh long ruột đỏ

Xã hội 04/12/2019 10:48
aa
TTTĐ - Kiên quyết bám trụ lại quê nghèo, người phụ nữ dân tộc Mường Nguyễn Thị Lan (thôn Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “khởi nghiệp” với cây thanh long ruột đỏ. Nhờ sự quyết tâm và đôi bàn tay miệt mài lao động, chị trở thành tấm gương sáng trong lao động, sản xuất ở địa phương…

Thoát nghèo nhờ cây thanh long ruột đỏ

Gia đình chị Nguyễn Thị Lan (thôn Vao, xã Yên Bình, Thạch Thất) đã thoát nghèo nhờ cây thanh long ruột đỏ

Bài liên quan

Đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số - hướng thoát nghèo bền vững

Bài 3: Nỗ lực thoát nghèo nhờ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Nguồn vốn chính sách giúp người dân thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách giúp người dân có cơ hội thoát nghèo bền vững

Hà Nội hỗ trợ 100% mức đóng BHYT với hộ gia đình cận nghèo

Cùng công nghệ 4.0, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tự kinh doanh và thoát nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm quan khu vườn 3.500m2 trồng cây thanh long ruột đỏ, chị Lan tâm sự, cũng như bao gia đình làm nông nghiệp ở xã Yên Bình, trước đây kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. “Mọi nguồn thu nhập chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp là làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăm chỉ đến mấy, gia đình vẫn thiếu ăn”, chị Lan nhớ lại.

Mặc dù cái nghèo, cái đói cứ dai dẳng bám đuổi gia đình, đến độ chị phải từ bỏ cả việc học giữa chừng nhưng không hiểu sao, chị Lan chưa bao giờ có ý nghĩ rời quê. Bám trụ lại quê nghèo, cô gái Mường nuôi giấc mơ cùng bố mẹ, gia đình làng xóm xóa đói, giảm nghèo.

Trên hành trình ấy, chị Lan đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Yên Bình.

Chị Nguyễn Thị Lan chia sẻ: “Qua tìm hiểu trên sách, báo, đặc biệt là những lần được đi tham quan mô hình phát triển kinh tế do UBND xã và huyện tổ chức, tôi thấy các địa phương khác đều chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, họ có đời sống kinh tế rất dư dả”.

Về nhà, chị Lan đau đáu với suy nghĩ: “Tại sao mình không học tập cách làm, mô hình của họ”. Nghiên cứu điều kiện đất đai của gia đình, chị chọn phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp và trồng cây ăn quả, là một mô hình của nền sản xuất nông nghiệp đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi.

Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm ấy đã mạnh dạn ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế thị trường; đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động. Chị đã vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, chuyển đổi 3.500m2 đất trồng lúa, trồng chè của gia đình sang trồng cây thanh long ruột đỏ.

“Lúc đầu mới triển khai, gia đình tôi cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, ít nhân lực và chưa nắm chắc được kỹ thuật canh tác. Đã có lúc, tôi nghĩ đến chuyện phải từ bỏ nhưng vì tình yêu mảnh đất nghèo lại thôi thúc tôi càng thêm quyết tâm hơn”, chị Lan tâm sự.

Sau một thời gian vừa làm vừa rút ra được kinh nghiệm, dần dần chị nắm chắc được kỹ thuật chăm sóc cây thanh long. Trời không phụ công người chăm chỉ, mọi khó khăn cũng đã qua, cho đến nay là năm thứ 5 vườn cây thanh long của gia đình chị cho thu hoạch với thu nhập đều đặn khoảng 250 triệu đồng/năm. Ngoài cây thanh long chị còn trồng xen canh một số cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu xanh... thu nhập bình quân 30 triệu đồng/năm.

Năm 2015 được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi thương phẩm, gia đình chị nhận được 6 con dê giống. Bằng sự nỗ lực chăm sóc, đàn dê của gia đình đã sinh sôi, nảy nở và phát triển rất tốt. Hiện đàn dê của gia đình chị phát triển từ 6 con lên đến hơn 100 con. 50% đàn dê mẹ sinh sản, gia đình chị quyết định giữ lại để nuôi lấy thịt, thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm.Từ một nông hộ nghèo khó, gia đình chị giờ đã có cơ ngơi khang trang, kinh tế ổn định.

Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế, chị Nguyễn Thị Lan cũng rất tích cực với các hoạt động ở địa phương. Chị luôn giành thời gian tham gia sinh hoạt Chi hội nông dân thôn Vao, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp hội phát động, đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Chị còn hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Trong phong trào xây dựng Nông thôn mới gia đình chị đã đóng góp ngày công và ủng hộ 5 triệu đồng để làm đường giao thông thôn xóm.

Bên cạnh đó, chị Lan còn thường xuyên vận động gia đình và bà con trong thôn, xóm gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Năm 2017, 2018 gia đình chị được công nhận danh hiệu “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”. Năm 2019 tại Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số huyện Thạch Thất lần thứ III, chị vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Đó chính là thành quả cho những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của người phụ nữ đảm đang, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Chị là tấm gương điển hình của người hội viên nông dân vùng dân tộc thiểu số Thủ đô.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm