Tag

Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất

Môi trường 06/09/2024 14:44
aa
TTTĐ - Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Quân đội, Công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất.
Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống bão Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Nhắn tin cảnh báo đến những thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng bão số 3 Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.

Tránh tư tưởng phó mặc trong phòng, chống bão

Theo đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3; tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là.

Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.

Vị trí và đường đi của bão số 3
Vị trí và đường đi của bão số 3

Các đơn vị chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Các cơ quan, đơn vị chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, Công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố, các quận ủy, huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố chủ động nắm sát tình hình bão để tập trung kịp thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão và tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo chỉ đạo tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Chủ tịch UBND thành phố. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Các đơn vị kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thành ủy yêu cầu kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa đảm bảo có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ.

Theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân; chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Xây dựng phương án sơ tán người dân trong vùng nguy hiểm

Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất

Đối với các Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh. Lưu ý kiểm tra tất cả các trạm bơm do Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; hạ mực nước các hồ chứa về mức tối thiểu nhất.

Kịch bản nếu trường hợp bị ngập úng sâu thì phải ưu tiên chống ngập cho các trạm bơm trước (bảo đảm 100% trạm bơm phải có điện); khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn công trình xây dựng đang thi công và nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhất là những nơi ven sông và các vị trí xung yếu khác.

Ảnh mây vệ tinh siêu bão Yagi - Ảnh: NCHMF
Ảnh mây vệ tinh siêu bão Yagi - Ảnh: NCHMF

Có biện pháp hiệu quả để phòng chống úng ngập khu đô thị; chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa các cây có nguy cơ gẫy, đổ, ứng phó mưa to, gió lớn.

Các đơn vị xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục; triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tình hình bão để chủ động ứng phó.

Thường trực Thành ủy giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các cơ quan báo chí của thành phố thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến của cơn bão và sự chỉ đạo công tác phòng, chống bão của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, Công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất.

Có thể hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão.

Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.

Thường trực Thành ủy, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy chủ động bố trí thời gian trực tiếp xuống các đơn vị được phân công phụ trách, cùng bí thư cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công lãnh đạo và các lực lượng chức năng ứng trực nghiêm túc 24/24h, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền về thành phố (qua Văn phòng UBND thành phố).

Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Dự báo từ chiều 7/9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10.

Từ chiều tối 7/9, thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Với cường độ gió như trên, Hà Nội có nguy cơ rất cao thiệt hại về cây xanh, tiềm ẩn tổn thất về người do gãy đổ cây xanh, vật dụng từ trên cao (bồn chứa nước, cửa sổ, biển quảng cáo, tôn mái nhà...) rơi xuống đường...

Gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão được nhận định: Cấp 3.

Đọc thêm

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị Môi trường

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, một vùng mây đối lưu đã phát triển và gây mưa cho khu vực Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín.
Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Môi trường

Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

TTTĐ - Ngày 15/9, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 15 giờ 40 phút và trong 3-6 giờ tới (từ 18 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút), khu vực các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam? Môi trường

Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

TTTĐ - Theo dự báo, hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Thông tin này đang được nhiều người quan tâm, bởi Việt Nam vừa bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ cơn bão Yagi (bão số 3).
Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh Môi trường

Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

TTTĐ - Nhằm vệ sinh môi trường sau lũ, lụt, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 10.307 đồng chí để tham gia giúp dân.
Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút Môi trường

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng không chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê.
139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường Môi trường

139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Tính đến thời điểm 19h, ngày 14/9, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu Xã hội

Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu

TTTĐ - Ngày 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ số 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng Môi trường

Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 15/9 đến ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Sở TN&MT Yên Bái nỗ lực khắc phục thiệt hại sau lũ Môi trường

Sở TN&MT Yên Bái nỗ lực khắc phục thiệt hại sau lũ

TTTĐ - Sau lũ, máy móc, trang thiết bị cùng nhiều tài liệu của 4 đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái bị thiệt hại nặng nề, hư hỏng. Hiện đơn vị này đang nỗ lực, khẩn trương khắc phục thiệt hại, đặc biệt là khôi phục tối đa chất lượng của các tài liệu.
Xem thêm