Tag

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang

Nghệ thuật 22/03/2025 23:00
aa
TTTĐ - Tối 22/3, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức Chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang”.
Mãi khắc ghi hình ảnh sáng ngời của những phụ nữ “Ba đảm đang” Công nhân, viên chức góp sức cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang

Dự chương trình có các đồng chí: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan.

Về đại biểu TP Hà Nội có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương…

Tham dự chương trình còn có các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số bộ, ngành, Trung ương và Hà Nội cùng các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng nhân chứng lịch sử phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”
Lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng nhân chứng lịch sử phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” (Ảnh: Linh Chi)

Chương trình là một trong những chuỗi hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), 60 năm Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Chương trình gồm 3 phần: Ra đời trong gian khó; Sức lan tỏa mạnh mẽ; Tiếp nối truyền thống phong trào “Ba đảm đang”

Chương trình diễn ra tại 2 điểm cầu. Điểm cầu chính tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô và điểm tiếp sóng tại Tượng đài Phụ nữ "Ba đảm đang" (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), với sự tham gia của khoảng 1.200 người.

Chương trình gồm 3 phần: Ra đời trong gian khó; Sức lan tỏa mạnh mẽ; Tiếp nối truyền thống phong trào “Ba đảm đang”.

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, khởi nguồn từ sáng kiến của Hội phụ nữ huyện Đan Phượng, ngày 22/3/1965, phong trào “Ba đảm nhiệm” được Trung ương Hội LHPN Việt Nam chính thức phát động tại Chỉ thị 03, được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm gợi ý đổi tên thành “Ba đảm đang” với các nội dung: Đảm đang sản xuất, công tác thay thế chồng, con đi chiến đấu; đảm đang công việc gia đình để chồng con yên tâm chiến đấu; đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Phong trào đã phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ toàn miền Bắc giai đoạn 1965-1975.

Đại hội “Ba đảm đang” của phụ nữ Thủ đô lần thứ nhất tháng 12/1965 đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nữ anh hùng Tạ Thị Kiều đến thăm, động viên, 21 phụ nữ có thành tích xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” đã được tặng Huy hiệu Bác Hồ tại đại hội.

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Đại biểu Phụ nữ "Ba đảm đang" tham gia giao lưu tại chương trình

Lịch sử Thủ đô và phong trào phụ nữ Việt Nam mãi khắc ghi hình ảnh sáng ngời của hàng triệu phụ nữ “Ba đảm đang”. Chúng ta tự hào từ năm 1965 đến 1974, phong trào “Ba đảm đang” toàn miền Bắc đã có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng được tôn vinh; 1.718 chị em được tặng thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 chị em là chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”.

Qua phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Hà Nội cùng phụ nữ và Nhân dân miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam, xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước”, góp phần vào đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 60 năm đã trôi qua nhưng dấu ấn của phong trào “Ba đảm đang” mãi là niềm tự hào của phụ nữ, Nhân dân Thủ đô và cả nước.

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang
Chương trình nghệ thuật đặc sắc đã mang lại nhiều cảm xúc sâu lắng cho người xem

"Chương trình nghệ thuật chính luận "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang" nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang đầy tự hào của phong trào phụ nữ cùng cả dân tộc những năm kháng chiến chống Mỹ, là lời tri ân tới các bà, các mẹ - những người phụ nữ Thủ đô “Ba đảm đang” năm xưa, tiếp thêm động lực để các thế hệ phụ nữ hôm nay không ngừng rèn luyện, bản lĩnh, tự tin, khát vọng cống hiến, chung sức xây dựng Thủ đô và đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới của dân tộc", Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Đọc thêm

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất Nghệ thuật

Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Công nghệ hiện đại, âm thanh vòm Soundscape, ánh sáng Laser, 3D mapping cùng những màn nghệ thuật ấn tượng sẽ tái hiện những trận đánh lịch sử, những đoàn quân oai hùng hành quân qua sông, đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc Lập, đến khung cảnh hân hoan ngày non sông thống nhất. Với khoảng 800 nghệ sĩ tham gia, chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Xem thêm