Tag

Rót hàng nghìn tỷ đồng cho dự án “ma” liên quan sai phạm tại Vinafood 2, SCB kinh doanh như thế nào?

Bạn đọc 27/06/2021 08:00
aa
TTTĐ - Là một trong những Ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh, thế nhưng báo cáo tài chính những năm gần đây cho thấy lợi nhuận của SCB khá “khiêm tốn”. Đặc biệt, SCB hiện đang là đối tượng bị kiến nghị thanh tra toàn diện trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, sau hoạt động cấp tín dụng cho dự án “ma” liên quan sai phạm tại Vinafood 2.
Trước vụ giám đốc chi nhánh bị tố làm giả hồ sơ, Ngân hàng SCB từng “dính” sai phạm gì?
SCB khá khiêm tốn, nhưng vẫn “rót” hàng nghìn tỷ đồng cho dự án “ma” mang tên The Goldmark Premium Tower
Lợi nhuận SCB khá khiêm tốn nhưng vẫn “rót” hàng nghìn tỷ đồng cho dự án “ma” mang tên The Goldmark Premium Tower liên quan Vinafood 2

Vì sao SCB rót hàng nghìn tỷ đồng cho dự án “ma”?

Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, để thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện: Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện trên, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp…

Còn theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khi thực hiện giao dịch, chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ: Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt; Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật; Các giấy tờ khác (nếu có)…

Ngoài ra, pháp luật cũng đã có những quy định về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng như Luật Tổ chức tín dụng 2010, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn… nhằm đảm bảo an toàn đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như từng tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, trong hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp, có không ít ngân hàng vì lý do nào đó, sẵn sàng “bắt tay” doanh nghiệp làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Điển hình như vụ việc liên quan đến sai phạm của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) sau khi liên kết, góp vốn với Công ty TNHH TM Quảng cáo Xây dựng Địa ốc Việt Hân thành lập Công ty TNHH Hai thành viên lấy tên là Công ty TNHH TM DV XD Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) đã “hô biến” khu đất hơn 6.270m² tại trung tâm Quận 1 từ đất công thành đất tư nhân, gây bức xúc trong dư luận.

Cụ thể, tại Báo cáo kết luận số 2099/BC-TTCP ngày 2/12/2020 của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ: Công ty Việt Hân Sài Gòn đã sử dụng GCNQSDĐ của 4 cơ sở nhà, đất số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1 để lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống lấy tên là “The Goldmark Premium Tower” (thực tế không tồn tại dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền) để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng TMCP (trong đó, Ngân hàng SCB cho vay đến 6.308 tỷ đồng), hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác, không liên quan đến 4 cơ sở nhà, đất này để vay vốn và giải ngân trái pháp luật.

Với những hành vi trên, theo báo cáo kết luận, SCB đã vi phạm các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vi phạm chính sách tín dụng, quy trình lõi cấp tín dụng, quy chế phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng TMCP.

Qua đó, Báo cáo kết luận số 2099/BC-TTCP ngày 2/12/2020, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của 4 cơ sở nhà đất nói trên; Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm theo đúng thẩm quyền…

Đất vàng về tay tư nhân sau các cuộc hợp tác, liên kết của Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn
Đất vàng số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1 về tay tư nhân sau các cuộc hợp tác, liên kết của Vinafood 2 với Công ty Việt Hân và Việt Hân Sài Gòn

Quy mô tài sản “khủng”, lợi nhuận lại “khiêm tốn”

Tính đến 31/12/2020, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có quy mô tài sản đạt 633.277 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là Ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Thế nhưng, theo báo cáo tài chính những năm gần đây cho thấy lợi nhuận của SCB khá “khiêm tốn”, chưa tương xứng với quy mô mà ngân hàng này công bố.

Năm 2016, SCB đạt lợi nhuận sau thuế 78,8 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng (lãi ròng) đạt 75,2 tỷ đồng, chưa bằng 76,4 tỷ đồng của năm 2015. Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của SCB đã lên tới 361.682 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2015, trong đó dư nợ cho vay của SCB cuối năm 2016 đạt 222.183 tỷ đồng, tăng 51.721 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30,34% so với đầu năm. Lãi dự thu (các khoản lãi và phí phải thu) năm 2016 của SCB cũng tăng tới 31%, đạt 36.366 tỷ đồng, cao nhất xét toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Đến năm 2017, tổng tài sản của SCB đạt 444.031 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SCB đạt 164 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này được cho là còn khiêm tốn do SCB vẫn đang trong quá trình củng cố nền tảng tài chính, các chi phí tái cơ cấu phát sinh trong năm tương đối cao (đặc biệt là chi phí thoái thu lãi do xử lý nợ xấu) và SCB phải tập trung nguồn lực để trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng trái phiếu VAMC theo đúng quy định. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, dư nợ cho vay của SCB đạt 266.501 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của SCB được duy trì ở mức 0,45% và 0,63% vào cuối năm 2017.

Năm 2018, SCB thực hiện tăng Vốn điều lệ từ 14.295 tỷ đồng lên 15.232 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, ghi nhận lợi nhuận sau thuế của SCB trong năm 2018 cũng chỉ đạt ở mức 176 tỷ đồng. Lợi nhuận này có phần khiêm tốn so với quy mô của ngân hàng là do trong năm qua, SCB đã cân đối nguồn lực để trích lập 2.162 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được SCB duy trì ở mức 0,61% và 0,42% (mức thấp so với quy định).

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của SCB đạt 567.913 tỉ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 của SCB cũng chỉ đạt 174 tỷ đồng, tương đương ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) 0,03%. Năm 2019, nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC của SCB đều tăng cả về quy mô lẫn tỷ lệ. Do lượng nợ xấu tồn đọng còn lớn nên SCB tiếp tục phải dành tới trên 90% lợi nhuận để trích lập dự phòng, khiến lợi nhuận sau dự phòng (trước thuế) năm 2019 chỉ còn 224 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận của SCB khá khiêm tốn, nhưng vẫn “rót” hàng nghìn tỷ đồng cho dự án “ma” mang tên The Goldmark Premium Tower
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý I/2021 của SCB

Năm 2020, SCB công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt hơn 658 tỷ đồng, cao gấp 3,3 lần năm 2019. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.775 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán gần 700 tỷ đồng... Tính đến 31/12/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 633.277 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 578.703 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 351.386 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu ý là năm 2020, SCB dành 1.993 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên gần 13.600 tỷ đồng. Song song với dự phòng, tổng nợ xấu tính đến hết ngày 31/12/2020 tại SCB tăng 72% so với đầu năm, lên mức 2.835 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ gấp 2 lần đầu năm, kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lên mức 1,16% và 0,81%.

Còn theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý I/2021 của SCB vừa công bố cho thấy: Thu nhập lãi thuần của SCB trong quý đạt 105,3 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 319,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong báo cáo tài chính quý này của SCB không có phần thuyết minh tài chính, điều này khiến cho không ít nhà đầu tư và khách hàng nghi ngại về thực trạng nợ xấu... của SCB là như thế nào?

Rõ đến đâu xử lý đến đó

Cũng liên quan đến loạt sai phạm xảy ra tại Vinafood 2, ngày 29/5 vừa qua, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cùng đại diện một số Bộ, Ban ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Thường trực Thành ủy TP HCM để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các vụ án, vụ việc khác.

Đối với sai phạm xảy ra tại Vinafood 2 do Thanh tra Chính phủ kiến nghị, đề nghị Cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc đã được Thanh tra Chính phủ chuyển đến.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm với tinh thần: Có vụ việc thì phải xác minh, làm rõ; Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó. Có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, điều tra, kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử; Vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể.

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ đến khi kết thúc quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán mới chuyển… Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trước ngày 30/6.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm