Tag

Phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã

Môi trường 08/01/2025 21:46
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kiểm tra, xử lý 27 cơ sở có dấu hiệu buôn bán, giết mổ động vật hoang dã Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh lý giải việc xử lý tin báo động vật hoang dã thấp nhất cả nước Nâng cao năng lực giám sát SARS-CoV-2 trên động vật hoang dã Chuyện người bỏ phố về rừng đồng hành cùng động vật hoang dã
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Chương trình phấn đấu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Chương trình hướng tới mục tiêu gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể. Đến năm 2030, cả nước đảm bảo ít nhất 3 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tiếp tục được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường, nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đe dọa và tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ

Theo đó, nhiệm vụ của chương trình gồm: Điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bên cạnh đó, chương trình nhằm thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Giải pháp thực hiện chương trình là hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường năng lực về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cơ quan chức năng truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Chương trình huy động nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

4 dự án, nhiệm vụ ưu tiên

Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện 4 dự án, nhiệm vụ.

Thứ nhất, điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thứ hai, xây dựng và triển khai mô hình thí điểm bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thứ ba, xây dựng và triển khai mô hình thí điểm nhân nuôi, tái thả phục hồi quần thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị đe dọa tuyệt chủng.

Thứ tư, xây dựng các kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Đọc thêm

Dự kiến đầu tư 550 tỷ đồng để bổ cập nước sông Tô Lịch Môi trường

Dự kiến đầu tư 550 tỷ đồng để bổ cập nước sông Tô Lịch

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.
Tiếp nhận chất thải nguy hại không phép, Thiện Phúc Đồng Nai bị phạt Xã hội

Tiếp nhận chất thải nguy hại không phép, Thiện Phúc Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ra quyết định xử phạt gần 500 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thiện Phúc Đồng Nai có địa chỉ tại đường số 5, Khu công nghiệp Tam Phước, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa về hành vi mua, tiếp nhận chất thải nguy hại từ các tổ chức cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Chuyển giao chất thải không đúng đối tượng, Công ty United Jumbo bị phạt Môi trường

Chuyển giao chất thải không đúng đối tượng, Công ty United Jumbo bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt gần 500 triệu đồng đối với Công ty United Jumbo về hành vi "Chuyển giao, bán chất thải nguy hại từ các tổ chức cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định".
Bắc Bộ sáng có sương mù, ngày có mưa vài nơi Môi trường

Bắc Bộ sáng có sương mù, ngày có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng núi và trung du có mưa rải rác. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.
Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm, nhếch nhác đường phố Môi trường

Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm, nhếch nhác đường phố

TTTĐ - Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp; tuy nhiên trên một số tuyến phố tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị vẫn diễn ra ngang nhiên...
Nhiều địa phương lơ là trong quản lý môi trường, trật tự đô thị Môi trường

Nhiều địa phương lơ là trong quản lý môi trường, trật tự đô thị

TTTĐ - Khi toàn thành phố đang thi đua triển khai phong trào xây dựng Thủ đô "Sáng - xanh - sạch - đẹp" thì vẫn còn một số địa phương lơ là, để tồn tại nhiều vi phạm trật tự đô thị, môi trường, gây mất mĩ quan chung.
Hố cây bật rễ sau cơn bão số 3 vẫn “chình ình” trên phố Môi trường

Hố cây bật rễ sau cơn bão số 3 vẫn “chình ình” trên phố

TTTĐ - Vỉa hè trên nhiều tuyến phố Hà Nội vẫn ngập rác thải, mặc cho thành phố đang nỗ lực triển khai các biện pháp cải thiện đô thị văn minh, “xanh - sạch - đẹp”.
Giám sát về bảo vệ môi trường tại Hà Nội và 14 địa phương Môi trường

Giám sát về bảo vệ môi trường tại Hà Nội và 14 địa phương

TTTĐ - Đoàn giám sát dự kiến tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng).
Thanh tra tỉnh Quảng Nam được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc Muôn mặt cuộc sống

Thanh tra tỉnh Quảng Nam được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025, tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Hà Nội sáng sớm có sương mù, trời rét Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù, trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 21-24 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi.
Xem thêm