Nữ giới có thể đóng góp 20 nghìn tỷ USD tăng trưởng kinh tế vào năm 2050
Thực hiện "mục tiêu kép"vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế |
Những thay đổi về chính sách dẫn đến việc nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động hơn. Chẳng hạn như những biện pháp thúc đẩy phụ nữ tiếp cận với giáo dục trung học, chăm sóc trẻ em và sắp xếp công việc linh hoạt sẽ có khả năng “thắp lửa” cho sự tăng trưởng toàn cầu trong ba thập kỷ tới và đóng góp thêm hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Đây là kết quả phân tích của 3 nhà kinh tế học là Adriana Dupita, Abhishek Gupta và Tom Orlik. Phân tích dựa trên số liệu nghiên cứu từ 36 nền kinh tế phát triển và mới nổi.
Nghiên cứu là bằng chứng mới nhất nhấn mạnh rằng việc thu hẹp khoảng cách giới trên thị trường lao động là rất quan trọng đối với nền kinh tế đặc biệt là khi nó phục hồi sau đại dịch.
Nghiên cứu chỉ ra 58,4% phụ nữ từ 25 đến 64 tuổi đang tham gia lực lượng lao động, so với 92,1% nam giới ở cùng độ tuổi.
Nữ giới có thể đóng góp 20 nghìn tỷ USD tăng trưởng kinh tế vào năm 2050 (Ảnh: Jacoblund) |
Tại Mỹ, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự suy giảm lực lượng lao động nữ ở quốc gia này khi hàng trăm nghìn phụ nữ đã bị sa thải, bị cắt giảm công việc, trong khi một số nghỉ việc vì nhu cầu chăm sóc con cái hoặc các thành viên trong gia đình.
Theo thống kê Cục Điều tra Dân số Mỹ, tính đến tháng 1/2021, khoảng 1,4 triệu bà mẹ vẫn chưa tham gia lực lượng lao động. Đồng thời, báo cáo việc làm của tháng 2 cho thấy sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ tuổi cao đã cải thiện một chút, mặc dù vẫn kém hơn mức trước đại dịch.
Trong số các quốc gia trong danh sách phân tích, Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia tham gia vào lực lượng lao động thấp nhất, ở mức 16,6%. Ước tính việc thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ có thể đóng góp hơn 30% vào tổng sản phẩm quốc nội của nước này vào năm 2050.
Nhà kinh tế học Dupita, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh: “Một điều quan trọng là các quốc gia cần phải suy nghĩ và thiết kế lại nền kinh tế của mình để đảm bảo nền kinh tế sẽ có thể chào đón lực lượng lao động bổ sung với những công việc hiệu quả. Tại nhiều quốc gia, các rào cản đối với giáo dục và việc làm của phụ nữ còn rất sâu sắc”.
Nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ, hướng tới tương lai bình đẳng trong một thế giới Covid-19. WHO cho biết tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đã tăng mạnh, trong khi khả năng tiếp cận của phụ nữ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản lại giảm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ bị mất việc làm cao hơn so với nam giới. Phụ nữ cũng phải chịu thêm gánh nặng chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Đại dịch Covid-19 khiến tình trạng bất bình đẳng giới thêm trầm trọng |
Khởi động chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ” |
Ngày 8/3: Phụ nữ trên khắp thế giới nói lên hy vọng của họ vào năm 2021 |