Tag

Người trẻ làm việc ngoài giờ để tối ưu thu nhập

Nhịp sống trẻ 25/10/2023 13:13
aa
TTTĐ - Công việc phụ, làm thêm ngoài giờ đang là xu hướng làm việc của nhiều người trẻ với mục tiêu chính là để gia tăng thu nhập. Để cân bằng giữa công việc chính và công việc phụ, họ luôn có những cách riêng của mình.
Giới trẻ và câu hỏi: “Cưới xong ai sẽ quản tiền?”

Âm thầm làm thêm

Suốt 3 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, Phương Anh (25 tuổi) làm công việc hành chính cho 1 công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội. Công việc này có thu nhập hạn chế, chỉ đủ chi trả tiền nhà, điện nước và phụ giúp một ít cho ba mẹ ở quê. Các khoản ăn uống, đi lại hay giải trí của Phương Anh phụ thuộc vào thu nhập từ việc tay trái.

Khoảng 2 năm nay, cô gái trẻ làm thêm việc quảng bá thương hiệu và livestream bán hàng cho một tiệm quần áo. Công việc chỉ làm ngoài giờ, không “lấn” sang giờ hành chính. Khi được hỏi có sao không khi sếp ở công ty biết cô làm nghề tay trái, Phương Anh khẳng định: “Không cần giấu, nhưng cũng không chủ động tiết lộ”.

“Một năm đầu tiên làm song song 2 việc, mình không thể cân đối thời gian. Những đợt công ty chính có dự án quan trọng, thú thực, mình không thể tập trung toàn sức lực để làm”, cô nói.

Ngày càng có nhiều người lựa chọn làm thêm công việc thứ 2, thứ 3 để đáp ứng kỳ vọng từ gia đình hoặc mong muốn phát triển năng lực và tận dụng thời gian nhàn rỗi. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Google trên 2.000 người lao động, gần 60% cho biết có làm thêm công việc phụ, trong đó 70% làm với mức độ thường xuyên. Một số chọn thẳng thắn chia sẻ với cấp trên, trong khi những người còn lại tìm cách che giấu, hoặc chỉ trả lời khi được hỏi đến.

Phương Anh là một trường hợp điển hình. Mỗi tháng, cô gái trẻ kiếm thêm khoảng 15 triệu đồng từ công việc phụ, cao gấp đôi so với mức lương từ công ty chính thức. Tuy nhiên, cô cho biết sẽ không rời bỏ công ty ở thời điểm hiện tại vì có nguồn thu ổn định và chế độ bảo hiểm rõ ràng.

Người trẻ làm việc ngoài giờ để tối ưu thu nhập
Người trẻ "âm thầm" làm thêm để gia tăng thu nhập

“Chuyện trình bày nghề tay trái với quản lý không thực sự mang lại lợi ích cho bên nào. Mình sợ bị sếp đánh giá chểnh mảng, phân tâm cho việc riêng. Mình hiểu rằng phải ưu tiên nhiệm vụ của công ty chính thức trước nhưng cũng cần có thêm thu nhập”, cô gái trẻ bày tỏ.

Tương tự, Nguyễn Trung Hiếu (26 tuổi, sống tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng lựa chọn không chia sẻ với sếp về nghề tay trái của mình. Công việc chính của anh là chuyên viên tư vấn/hoạch định gói bảo hiểm. Bên cạnh đó, anh cũng nhận thêm việc quảng bá hình ảnh cho một số doanh nghiệp mới ra mắt. Không ít lần, Trung Hiếu định nói với cấp quản lý về nghề phụ của mình. Chàng trai trẻ lo sợ nếu sếp tự tìm hiểu ra, anh sẽ đánh mất lòng tin, đồng thời còn bị phản đối làm việc.

“Công việc tư vấn bảo hiểm của mình không hề nhàn hạ. Hàng tuần, mình còn phải đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Nếu biết mình làm thêm nghề tay trái ‘nặng đô’ như marketing, chắc chắn sếp sẽ không đồng ý”, Trung Hiếu tâm sự.

Đồng quan điểm, Bá Ngọc (27 tuổi) cũng không muốn với sếp về công việc ngoài giờ. Ban ngày, nhân viên văn phòng này bận rộn 8 tiếng với công việc kế toán. Đến tối, anh lại cùng bạn đi khảo sát các nhà xưởng và đặt may mẫu quần áo cho cửa hàng online.

“Công việc kinh doanh của mình mới bắt đầu nên không tự tin chia sẻ cùng ai. Hơn nữa, việc chính của mình đã rất bận rộn. Nếu tiết lộ có thêm nghề tay trái, mình sợ cấp trên sẽ phản đối, đánh giá mình có thể chểnh mảng việc ở công ty”, Bá Ngọc giải thích.

Tìm kiếm sự cân bằng

Trong khi nhân sự lo lắng bị sếp đánh giá, phản đối khi theo đuổi nghề tay trái, nhiều quản lý lại cho rằng vấn đề cốt lõi nằm ở hiệu quả công việc và không mâu thuẫn đến lợi ích công ty.

Quang Huy (31 tuổi), quản lý nhân sự trong một công ty truyền thông tại Hà Nội cho biết mình “không suy nghĩ nhiều” khi cấp dưới có thêm nghề phụ. Trong 2 năm đảm nhiệm vai trò điều hành, anh biết nhiều nhân viên của mình nhận 2-3 công việc khác cùng lúc.

Thay vì làm khó, Quang Huy cho rằng mọi thứ được giải quyết khi nhân viên đảm bảo công việc chính, từ thái độ, deadline đến ý thức hợp tác với đồng nghiệp. Chỉ cần đáp ứng yêu cầu này, anh sẽ không bàn đến đầu việc phụ của họ. Tuy nhiên, anh cũng từng phải cho vài nhân sự thôi việc khi những bạn này quá ôm đồm công việc, không biết cân đối thời gian.

“Ai cũng có thể nhận thêm việc để cải thiện thu nhập, đảm bảo chất lượng cuộc sống riêng. Tuy nhiên, mọi người phải xác định đâu là nhiệm vụ quan trọng hơn và đặt nó lên hàng đầu. Mình sợ kiểu nhân sự cái gì cũng nhàng nhàng”, Quang Huy chia sẻ.

Người trẻ làm việc ngoài giờ để tối ưu thu nhập
Khi làm thêm ngoài việc chính, người trẻ phải quản lý thời gian hợp lý

Trong khi đó, Thu Hà (30 tuổi), quản lý nhân sự tại một công ty công nghệ cho rằng tùy thuộc vào tính chất của công việc, nhân sự mới có thể nhận nghề tay trái phù hợp. Theo cô, nếu nghề tay trái không liên quan đến công việc chính, ví dụ như làm tài xế công nghệ, bán hàng trực tuyến hoặc kinh doanh riêng (ngoài lĩnh vực đang làm việc), nhân sự có thể lựa chọn không nói để tránh những dò xét, nghi vấn của cấp trên.

Tuy nhiên, những công việc có liên quan, đặc biệt là mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích với công ty chính, nhân sự cần có sự tìm hiểu, thông báo với cấp trên nhằm tránh vi phạm các điều luật của công ty.

“Mình từng biết nhiều bạn nhân sử dụng data (dữ liệu) của công ty chính để phục vụ công việc ngoài giờ, như vậy là làm trái với chính sách của công ty, thậm chí vi phạm pháp luật. Các bạn cần tỉnh táo khi làm những việc như vậy”, Thu Hà nói.

Ngoài ra, cũng theo nữ HR, nếu công việc phụ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc toàn thời gian, điều này có thể gây bất lợi. Vì vậy, dù lựa chọn nói ra hay không, mỗi người cần biết sắp xếp thời gian hợp lý, tránh để nghề tay trái ảnh hưởng đến thành tích của công việc chính.

Đọc thêm

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn

TTTĐ - Chiều 7/11, Quận đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 và trao quà tặng các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn quận.
Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông Nhịp sống trẻ

Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông gia tăng, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội.
Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài Nhịp sống trẻ

Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

TTTĐ - Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người, khiến dư luận bức xúc, lo ngại. Nhiều người dân, chuyên gia tội phạm học và luật sư...đề nghị tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc

TTTĐ - Ngày 7/11, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai “Đợt thi đua tình nguyện tham gia hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương chủ trì hội nghị.
Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo Camera 360 trẻ

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô

TTTĐ - Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, năm học 2023 - 2024, nhiều hoạt động trong công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên khối trường học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và trở thành thương hiệu của sinh viên, học sinh Thủ đô.
Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Các thầy, cô giáo được tuyên dương "Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu" năm 2024 đều có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác giả các bài báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Họ cũng là những cán bộ đoàn nhiệt huyết, sáng tạo trong phong trào thanh niên.
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá Tôi yêu Hà Nội

Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá

TTTĐ - Hình ảnh Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện” được thanh niên Thủ đô tham gia giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành? Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành?

TTTĐ - Trước tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách đánh võng…, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, truy tố, xét xử nhiều đối tượng với mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên do nhiều gia đình nuông chiều, không giám sát quản lý con em nên tình trạng “quái xế” gây náo loạn đường phố vẫn tiếp tục xảy ra.
Xem thêm