Tag
Chuyện chưa kể về trận chiến Xuân Lộc:

Người lính trinh sát trẻ tuổi vẽ bản đồ tác chiến tại “cánh cửa thép”

Phóng sự 30/04/2023 07:39
aa
TTTĐ - Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Nguyên và Trung Bộ, chính quyền Việt Nam cộng hòa dồn tất cả lực lượng quân sự để cố thủ tại Xuân Lộc nhằm ngăn cản bước tiến của quân giải phóng.
Hậu phương Hà Nội: Từ truyền thống trở thành thương hiệu Về thăm những chiến khu xưa Hẹn ngày chiến thắng trở về trường xưa (*)

Ông Nguyễn Văn Thiệu lớn tiếng: “Dù có chết, tôi cũng giữ cho được Xuân Lộc”. Tuy nhiên, Tổng thống của chính quyền Sài Gòn không thể giữ được lời hứa hẹn ấy trước sức tấn công khủng khiếp của quân ta. Góp phần trong chiến thắng vang dội tại Xuân Lộc, bên cạnh xe tăng, pháo binh và bộ binh, còn có bàn tay mảnh khảnh của một chiến sĩ trinh sát chưa tròn 20 tuổi.

Kiên quyết đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc

Thị xã Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80km về phía Đông, án ngữ các trục giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A vào Sài Gòn, Quốc lộ 20 nối Sài Gòn với Đà Lạt và Quốc lộ 15 nối Sài Gòn với Bà Rịa - Vũng Tàu. Những thất bại liên tiếp trên các mặt trận Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và miền Đông Nam Bộ, buộc chính quyền Sài Gòn phải “tử thủ Sài Gòn” để chuyển giao quyền lực trong danh dự.

Vì vậy, địch tổ chức tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh; Trong đó Xuân Lộc là “một mắt xích quan trọng quyết phải giữ”, là “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn; Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn.

Người lính trinh sát trẻ tuổi vẽ bản đồ tác chiến tại “cánh cửa thép”
"Cánh cửa thép"Xuân Lộc (Ảnh tư liệu)

Các tư liệu lịch sử nêu rõ: Để quyết giữ Xuân Lộc bằng mọi giá, địch tập trung lực lượng, trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, gồm: Sư đoàn 18 bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp (100 xe), 1 liên đoàn biệt động quân, 9 tiểu đoàn bảo an, 2 tiểu đoàn pháo binh (42 khẩu), 3 đại đội biệt lập, 4 trung đội pháo và các lực lượng cảnh sát, dân vệ, nghĩa quân tại chỗ (tương đương 2 sư đoàn bộ binh)...

Trong quá trình chiến dịch, địch tăng cường Lữ đoàn dù 1, Trung đoàn Bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên đoàn biệt động quân và 1 trung đoàn thiết giáp. Phương án phòng thủ Xuân Lộc được đích thân tướng Frederick Carlton Weyand, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ, lập ra.

Ông Lê Tiến Hạt (nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 266, nguyên Trưởng bộ môn Địa phương - Học viện Quốc phòng) cho hay: “Đánh giá đúng tầm quan trọng của cửa ngõ Xuân Lộc, trên cơ sở nhận định tình hình chiến trường, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 2/4/1975, Bộ Tư lệnh Miền đã quyết địch mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc, nhằm tiêu diệt Sư đoàn 18 ở vòng ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, phá thế phòng ngự củng cố Sài Gòn của địch, chia cắt giao thông, cô lập Sài Gòn.

Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng thị xã Xuân Lộc (Ảnh tư liệu)
Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng thị xã Xuân Lộc (Ảnh tư liệu)

Nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc được giao cho Quân đoàn 4 phối hợp với Sư đoàn Bộ binh 6 (Quân khu 7), hai tiểu đoàn xe tăng, trung đoàn pháo binh và 2 tiểu đoàn bộ binh địa phương; Cuối chiến dịch được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn 325) và đại đội xe tăng.

Thiếu tướng Hoàng Cầm là Tư lệnh của chiến dịch này. Lúc bấy giờ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng là cán bộ pháo binh của Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân đoàn 4”.

Người chiến sĩ trinh sát bé nhỏ vẽ bản đồ tác chiến

Theo kế hoạch của Ban chỉ huy, 5 giờ 40 phút ngày 9/4/1975, Quân đoàn 4 đã nổ súng tiến công Xuân Lộc, tiến hành một trận đánh gồm nhiều trận chiến đấu liên tiếp, liên kết chặt chẽ với nhau trong một không gian nhất định.

Ngay từ ngày đầu, chiến dịch đã diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Trong ngày chiến đấu đầu tiên, quân ta đã chiếm được một nửa thị xã, toàn bộ khu hành chính tiểu khu.

Cuộc gặp gỡ của các cựu chiến sĩ Trung đoàn 266
Cuộc gặp gỡ của các cựu chiến sĩ Trung đoàn 266

Sau 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, quân đội ta đã đánh cho lực lượng địch thiệt hại nặng nề gồm: Sư đoàn 18, Lữ đoàn dù 1; Tiêu diệt chiến đoàn 52, sư đoàn 5 và lữ đoàn 3 thiết giáp; Loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, giải phóng thị xã Xuân Lộc và toàn bộ tỉnh Long Khánh.

Chiến dịch Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn đã mở rộng cho các đơn vị tiến vào Sài Gòn.

Trong chiến thắng ấy có sự cống hiến, hy sinh của hàng ngàn chiến sĩ, dân quân, Nhân dân. Đó là sự hy sinh cao đẹp, góp phần quan trọng nhất vào chiến thắng tại Xuân Lộc.

Bên cạnh đó cũng có không ít những đóng góp thầm lặng để mang lại thành công cho chiến dịch. Ví như lính trinh sát Đàm Duy Thiên, người chiến sĩ trẻ nhất năm xưa rời quê hương xứ Nghệ lên đường đi chiến đấu khi mới 16 tuổi.

Chiến sĩ Đàm Duy Thiên và đồng đội
Chiến sĩ Đàm Duy Thiên và đồng đội

Trong trận đánh Xuân Lộc, vốn có tài hội họa, ông Thiên được giao nhiệm vụ vẽ bản đồ tác chiến. Từ khảo sát thực tế, ông Thiên đã thể hiện đường đi, trận địa tấn công của bộ binh ta cũng như bố trí phòng ngự của địch bằng những nét vẽ trên giấy. Nhờ bản đồ đó, cán bộ chiến sĩ ta dựa vào để tấn công đúng hướng, đúng mục tiêu, giúp kết thúc nhanh trận đánh.

45 năm đã quá xa, thời gian đã làm phai đi nhiều thứ nhưng với ông Đàm Duy Thiên, những ngày đêm ở Xuân Lộc vẫn rõ nét như những thước phim tua chậm trong ký ức của ông.

Ông Thiên kể: “Khi đang là sinh viên đại học, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, tôi nhập ngũ. Tôi trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 266, tham gia đánh trận Xuân Lộc.

Tôi còn nhớ, khi đang đánh trận, một họa sĩ đã bị thương. Vết thương quá nặng, khi tôi đang chăm sóc thì anh ấy ra đi. Hơi thở cuối của anh, trút trên đôi tay gầy của tôi, ám ảnh đến tận bây giờ”.

Ông Lê Tiến Hạt kể về ông Đàm Duy Thiên như sau: “Ngày đó vào chiến trường, Thiên nhỏ tuổi nhất đơn vị. Nặng chưa đến 40kg nhưng mắt nhanh, miệng cười sáng.

Bản lĩnh của người con Xô Viết hiện lên trên khuôn mặt cậu chiến sĩ nhỏ. Thiên vẽ đẹp, vẽ giỏi và đem lại tính hình tượng rất cao trên từng biểu đồ phục vụ thiết thực cho trận đánh.

Khi hòa bình, Thiên chưa bao giờ quên đồng đội. Cậu ấy luôn khiêm tốn, kính trên nhường dưới và yêu thương những người cùng chiến trường năm xưa.

Hàng năm đến ngày gặp mặt, cậu ấy vẫn là cậu lính “thời bình” trẻ nhất và đầy tâm huyết. Thiên đã vươn lên ở nhiều vị trí quan trọng trong công việc, có nhiều đóng góp. Chúng tôi tự hào về bản lĩnh và người đồng đội trẻ này”.

Hòa bình lập lại, ông Thiên tiếp tục việc học và trở thành bác sĩ. Sau nhiều năm phấn đấu, ông trở thành tiến sĩ, giữ vị trí quan trọng trong cơ quan Nhà nước song người lính nhỏ năm xưa không bao giờ quên quá khứ và những đồng đội cũ.

Tiến sĩ Đàm Duy Thiên bày tỏ: “Chúng tôi trở về, người còn người mất, người thương tật, người may mắn lành lặn. Cá nhân tôi không bao giờ cho phép bản thân lãng quyên những ngày sinh tử đó.

Tôi vẫn luôn xác định mình là một người lính - người lính trên mặt trận đa diện của thời bình. Chọn ngành Y để cống hiến vì tôi muốn dùng năng lực để cứu chữa cho Nhân dân, cho những người thân và đồng đội mình”.

Hiện nay, các cựu chiến binh của Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 vẫn gắn kết với nhau rất mật thiết. Ngoài việc gặp gỡ ôn lại lịch sử, truyền thống, thăm hỏi, hiếu hỉ, họ còn giúp nhau làm kinh tế. Các cựu chiến binh cũng tổ chức xây nhà cho những người đồng đội neo đơn hoặc thăm hỏi, tặng quà các gia đình chiến hữu vất vả.

“Trong chiến đấu, chúng tôi đã giao tính mạng của mình cho đồng đội. Trong thời bình, chúng tôi luôn biết ơn những anh em cùng vào sinh ra tử, góp phần nhỏ bé vào chiến thắng rực rỡ của dân tộc”, ông Lê Tiến Hạt (nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 266) bồi hồi bày tỏ.

Đọc thêm

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Xem thêm