eMag azine
09/10/2024 09:00
Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

09/10/2024 09:00

TTTĐ - Tại "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, chương trình này là một phần trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm, nhằm khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp của Thủ đô - nơi mang tinh thần văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị.

Thủ đô

Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

Tại "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, chương trình này là một phần trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm, nhằm khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp của Thủ đô - nơi mang tinh thần văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị.

Trong lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì vậy, việc cầm súng đối với dân tộc Việt Nam chỉ là cuộc "vạn bất đắc dĩ". Có lẽ vì chịu quá nhiều những khổ đau, mất mát do chiến tranh, nên dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh, bạo lực. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi chiến thắng quân xâm lược, cha ông ta bao giờ cũng thể hiện tinh thần hòa hiếu. Đánh thắng quân xâm lược, chúng ta cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho họ về nước… Trong thời đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều câu nói như "tuyên ngôn" về hòa bình.

"Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo" không chỉ là khẩu hiệu trong chương cuối của Lễ hội Văn hóa vì hòa bình mà còn là lời khẳng định, tầm nhìn chiến lược, đánh dấu chặng đường Thủ đô vươn mình phát triển.

Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

Trong suốt 25 năm kể từ khi nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024), Hà Nội không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Thủ đô đã có bước nhiều phát triển vượt bậc, từ hạ tầng đô thị đến chất lượng sống của người dân. Quá trình chuyển mình của Hà Nội được lý giải đến từ những cải cách kinh tế - xã hội, cũng như từ nền tảng giá trị truyền thống gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, Thủ đô luôn tiên phong trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hoá, tạo dựng nhiều không gian sáng tạo. Thành phố đã không ngừng tiếp thu, khuyến khích các ý tưởng và thích ứng để phù hợp với những đổi thay thời đại. Trong những năm gần đây, Hà Nội từng bước đưa ra nhiều chính sách nhằm tập trung tạo dựng hệ giá trị văn hóa, hướng tới việc xây dựng hình ảnh đất và người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

Đặc biệt thông qua Ngày hội Văn hóa vì hòa bình, mỗi người dân Thủ đô đã có dịp ôn lại chặng đường đáng tự hào đã đi qua, được khơi gợi khát vọng phấn đấu, vươn lên trong bối cảnh toàn cầu hóa với nhiều biến đổi. Các tiết mục nghệ thuật, màn diễu hành trong sự kiện trở thành minh chứng gắn kết của toàn bộ nhân dân, tạo ra sự đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp xã hội để cùng xây dựng, phát triển Thủ đô bền vững.

Điểm nhấn trong chương cuối “Hà Nội, Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo” chính là sự xuất hiện đông đảo các khối diễu hành, quy tụ đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Mỗi khối diễu hành là một bức tranh sống động về sự đa dạng, tinh thần năng động, đổi mới.

Mở màn là khối diễu hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Sự đồng đều trong từng bước chân, trang phục của đoàn người là biểu tượng cho sự đoàn kết trong công cuộc xây dựng một Thủ đô phồn vinh, hiện đại. Tiếp theo là khối diễu hành các tổ chức tôn giáo, dân tộc thiểu số, với những bộ trang phục đa dạng nhưng vẫn cho thấy tinh thần hòa hợp trong sự tôn vinh các giá trị chung của cộng đồng. Đây là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết của Thủ đô, nơi mọi sự khác biệt đều được tôn trọng, đều có thể hòa quyện để tạo nên một thành phố giàu bản sắc, mở ra những tiềm năng phát triển.

Trong không khí sôi động các khối diễu hành đã cùng nhau tỏa sáng, mang đến thông điệp về sự đoàn kết, niềm tự hào về Hà Nội. Đó là những khối diễu hành như Người cao tuổi Thủ đô, Hội phụ nữ Thủ đô; Khối diễu hành Hội cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Nông dân, Lực lượng công nhân, viên chức và người lao động; Khối diễu hành Tuổi trẻ Thủ đô, Lực lượng vận động viên Thủ đô. Đặc biệt, sự hiện diện của khối diễu hành Bạn bè quốc tế đã mang đến không khí thân thiện, thể hiện sự gắn bó giữa thành phố Hà Nội và nhiều thủ đô, thành phố trên thế giới.

Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội
Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội
Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

Là thành viên của khối diễu hành Hội Người cao tuổi Thủ đô, bà Lê Minh Họa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ đầy xúc động: “Được tham gia Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình, tôi cảm nhận rõ rệt mình là một phần của thành phố, thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân là cần truyền lại những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau. Tuy tôi không còn ở tuổi thanh xuân nhưng vẫn muốn đóng góp sức mình để gìn giữ những giá trị tốt đẹp vốn có của Hà Nội".

Tạo ấn tượng đặc biệt trong buổi lễ có thể kể đến khối diễu hành Hội Phụ nữ Thủ đô. Họ là những người đại diện cho hình ảnh phụ nữ hiện đại nhưng vẫn giữ gìn các nét đẹp truyền thống. Phụ nữ Thủ đô là lực lượng đảm đương nhiều vai trò trong quá trình xây dựng Hà Nội. Họ luôn thể hiện sức mạnh, tinh thần nhiệt huyết, cống hiến cho sự phát triển và thịnh vượng của thành phố.

Chị Nguyễn Thị Thoan (Hàng Bài, Hà Nội), thành viên khối diễu hành của Hội Phụ nữ Thủ đô bày tỏ: "Việc tham gia diễu hành là cơ hội để chúng tôi thể hiện vai trò của người phụ nữ Thủ đô năng động, trách nhiệm, luôn tận tâm cống hiến. Chúng tôi muốn gửi đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, khát vọng xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại."

Bên cạnh đó, các cựu chiến binh Thủ đô - những người từng trải qua bao gian khổ của cuộc chiến, giờ đây góp mặt trong ngày hội để lan tỏa tinh thần kiên cường, ý chí bất khuất. Họ chính là biểu tượng gợi nhắc về tình yêu nước, khát vọng hòa bình của dân tộc. Khối diễu hành của thanh niên, công nhân viên chức và các lực lượng trẻ của Thủ đô lại mang đến tinh thần mới mẻ, sẵn sàng đổi mới, với kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho Thủ đô.

Trong hành trình phát triển, Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm giữ vững danh hiệu "Thành phố vì Hòa bình" do UNESCO trao tặng. Đây là danh hiệu có giá trị to lớn, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Thủ đô trong việc duy trì sự ổn định, xây dựng môi trường sống tốt đẹp cho người dân.

Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội
Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội
Lan tỏa thông điệp hòa bình từ Thủ đô Hà Nội

Để bảo vệ và phát huy danh hiệu, thành phố đã triển khai nhiều chương trình bảo vệ môi trường, phát triển không gian xanh, tạo dựng không gian sáng tạo, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa để hướng tới mục trở thành Thủ đô phát triển, văn minh, hiện đại nhưng vẫn gìn giữ bản sắc truyền thống. Đặc biệt, việc Hà Nội được UNESCO công nhận là "Thành phố Sáng tạo" trong lĩnh vực thiết kế gần đây đã kết nối mạnh mẽ với danh hiệu "Thành phố vì Hòa bình", khẳng định vai trò tiên phong của Hà Nội trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới.

Sự kiện khép lại bằng tiết mục nghệ thuật đặc sắc "Xin chào Hà Nội tương lai" để lại ấn tượng đáng nhớ trong lòng người dân Thủ đô và bạn bè quốc tế. Ngày hội Văn hóa vì hòa bình lần đầu tiên được tổ chức đã trở thành điểm nhấn văn hóa quan trọng, kết nối các giá trị truyền thống với hiện tại, cùng khát vọng hướng tới tương lai tươi đẹp.

Với tầm nhìn chiến lược của thành phố, kết hợp cùng nỗ lực không ngừng của các tầng lớp Nhân dân, Hà Nội được kỳ vọng tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm sáng tạo, nơi nuôi dưỡng những ý tưởng mới mẻ, khuyến khích sự phát triển bền vững. Với quyết tâm cùng tinh thần đoàn kết được bồi đắp suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến an toàn, thân thiện, giàu bản sắc, đồng thời trở thành giao điểm hội nhập trên bản đồ thế giới.


Bài viết liên quan loạt bài "Ngày hội văn hóa vì hòa bình":

Bài 1: Tái hiện thời khắc lịch sử "Ngày về chiến thắng" Bài 2: Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

« Xem bài 2

Phạm Mạnh