Kỷ niệm 70 năm sự kiện "Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng"
Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô Vinh danh 99 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương Khắc họa sự cống hiến và hi sinh của các thế hệ người lính |
Tiết mục văn nghệ trong chương trình |
Dự tại điểm cầu Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Các đại biểu dự chương trình kỷ niệm tại điểm cầu Hải Phòng |
Về phía lãnh đạo thành phố Hải Phòng có các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố; đại diện lãnh đạo các Ban, sở, ngành cùng các nhân chứng lịch sử, đông đảo Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Nhiều tư liệu lịch sử được nhắc lại nhằm tri ân đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta về sự kiện |
Cách đây tròn 70 năm, sau khi Hiệp định Genève được ký kết (năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã quyết định đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc nhằm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ để vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.
Hải Phòng là nơi lưu dấu những kỷ niệm không thể nhạt phai trong ký ức các thế hệ học sinh miền Nam từng học tập và sinh sống, trở thành vườn ươm “Hạt giống đỏ”. Đến năm 1955, trên toàn miền Bắc có khoảng 32.000 học sinh, riêng Hải Phòng có 15.000 học sinh học tập tại gần 20 ngôi trường.
Thành phố Cảng thật sự là nơi "nghĩa nặng tình sâu" một thời đùm bọc, sẻ chia, trở thành quê hương thứ hai của hàng nghìn người con miền Nam. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, biết bao thế hệ cán bộ, lãnh đạo đã trưởng thành và cống hiến xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phồn vinh và hạnh phúc.
Trên những chuyến tàu Không số từ Hải Phòng bao "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc đã quay về xây dựng miền Nam, trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.
Sự kiện đón nhận cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành dấu ấn in đậm trong lịch sử dân tộc, trong trái tim của hàng triệu đồng bào, biết bao thế hệ và chiến sỹ hai miền Nam - Bắc; là sự khẳng định về “ý Đảng, lòng dân”; biểu tượng sáng ngời về tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, sự kiện này càng chứng minh “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.