eMag azine
18/12/2023 17:09
Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

18/12/2023 17:09

TTTĐ - Nhiều trường học đã đầu tư cơ sở vật chất bếp ăn bảo đảm đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), thành lập tổ giám sát nhập thực phẩm, suất ăn có sự tham gia của phụ huynh...

Phụ huynh

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

Nhiều trường học đã đầu tư cơ sở vật chất bếp ăn bảo đảm đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), thành lập tổ giám sát nhập thực phẩm, suất ăn có sự tham gia của phụ huynh...

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

Toàn thành phố Hà Nội hiện có gần 1 triệu học sinh ăn bán trú mỗi ngày, trong đó khoảng một nửa là trẻ mầm non, còn lại là học sinh phổ thông. Tuy nhiên, ở cấp phổ thông, việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú không phải là nhiệm vụ như ở cấp mầm non, mà là nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh khi các em học 2 buổi/ngày, gia đình không thể đưa đón con về nhà ăn trưa.

Do đó, bên cạnh chất lượng giáo dục, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại bữa ăn bán trú ở các trường học luôn được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển thể chất của học sinh.

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng
Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia kiểm soát bữa ăn bán trú tại trường Tiểu học Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Có con đang học lớp 1 tại trường Tiểu học Phúc Tân, chị Nguyễn Thu Hà (quận Hoàn kiếm) chia sẻ nỗi quan tâm lớn nhất của chị là việc ăn bán trú tại trường của con.

"Con tôi khó ăn, hấp thu kém. Vì vậy, tôi khá lo lắng khi con ăn bán trú ở trường bởi chỉ cần chút đồ ăn lạ là con bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên ngay từ đầu năm, nhà trường và thầy cô đã nhắc nhở phụ huynh khi đăng ký cho con bán trú nêu rõ tình trạng sức khoẻ của con như con có bệnh gì hay dị ứng với các loại thức ăn nào? Ban Giám hiệu, giáo viên trực tuần và Ban Phụ huynh nhà trường thường xuyên có sự giám sát kiểm tra về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bán trú; công khai thực đơn hàng tuần trên bảng tin, cổng thông tin điện tử của nhà trường”, chị Hà chia sẻ.

Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường Tiểu học Phúc Tân luôn được tạo điều kiện thấy tận mắt mọi công đoạn của bếp ăn bán trú học sinh, bắt đầu là từ khâu tiếp phẩm. Khi tiếp phẩm đã xong, phụ huynh đi tham quan hệ thống bếp một chiều, giám sát từng công đoạn chế biến thức ăn của nhân viên cấp dưỡng.

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng
Trường Mầm non Tân Hội B (huyện Đan Phượng, Hà Nội) lắp đặt hệ thống camera giám sát hoạt động chế biến suất ăn.

Trong nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Đan Phượng không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn bán trú của các nhà trường. Năm học 2022 - 2023, trường Mầm non Tân Hội B, huyện Đan Phượng được Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn là đơn vị làm điểm cho TP về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Theo đó, nhà trường đã lắp đặt hệ thống camera ở sảnh tầng 1 để phụ huynh giám sát hoạt động của nhà bếp bất cứ lúc nào.

Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Hội B Đỗ Thị Hằng cho biết, trường có 100% trẻ ăn bán trú, mỗi ngày trẻ được ăn hai bữa. Thực đơn được xây dựng thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ dinh dưỡng theo yêu cầu.

Ngoài việc được đầu tư hệ thống nhà bếp khang trang, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Không chỉ chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều tuân thủ quy trình bếp một chiều từ khâu sơ chế đến khâu chia thức ăn.

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học, theo dõi sức khỏe của trẻ; đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để bảo đảm nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, bảo đảm chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong 24 giờ…

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

Ngay từ đầu năm học, UBND huyện Chương Mỹ đã triển khai các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học đến 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.

Các trường học cũng đã thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP nên thời gian qua không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các trường học trên địa bàn huyện. Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú của các trường học trên địa bàn trong năm học 2022 - 2023.

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

Qua kiểm tra cho thấy, các trường đã chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, như: Ký kết các hợp đồng cung cấp thực phẩm giữa nhà trường và bên cung cấp; kiểm nghiệm chất lượng nguồn nước; thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định; thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều; duy trì vệ sinh tại khu vực chế biến thực phẩm; nhân viên bếp ăn được khám sức khỏe định kỳ và được tập huấn, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm…

Để thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm và phòng, chống ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học, theo bác sĩ Trần Văn Kỳ, Trưởng khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, tại các cơ sở bếp ăn tập thể cần phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và ý thức tự giác chấp hành của chủ các cơ sở.

Cùng với đó, nhằm chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm có hiệu quả trong thời gian tới, các trường học có bếp ăn bán trú cần chủ động thành lập tổ giám sát, bao gồm: Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ y tế trường học, phụ huynh học sinh nhằm giám sát chặt chẽ nguồn cung ứng, thực phẩm đầu vào và kiểm tra đột xuất tại nhà bếp để cảnh báo nguy cơ, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng

“Các trường có bếp ăn bán trú cần phải cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, có sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Hằng năm, nhà trường phải gửi mẫu xét nghiệm nguồn nước phục vụ chế biến xem có bị ô nhiễm hay không…

Đối với các ngành chức năng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ liên ngành thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các điều kiện an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và chất lượng thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có biện pháp xử lý kịp thời, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm”, bác sĩ Trần Văn Kỳ cho biết thêm.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 4: Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 5: Hướng tới mục tiêu 100% bếp ăn đạt điều kiện ATTP

Phương Thu - Minh Hằng

Trình bày: Phạm Hồng

« Xem bài 2

Xem bài 4 »

Nhóm PV