eMag azine
17/12/2023 06:18
Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

17/12/2023 06:18

TTTĐ - Để hạn chế các vụ việc ngộ độc thực phẩm tập thể, bảo vệ sức khỏe của học sinh, đồng thời giúp phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường, nhiều nhà trường đã nâng cao năng lực trong công tác quản lý bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

thực phẩm

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Để hạn chế các vụ việc ngộ độc thực phẩm tập thể, bảo vệ sức khỏe của học sinh, đồng thời giúp phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường, nhiều nhà trường đã nâng cao năng lực trong công tác quản lý bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Năm học 2022 - 2023, quận Long Biên (Hà Nội) tiếp tục duy trì mô hình “Nâng cao năng lực tự quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn tập thể trường học”. Đến nay, mô hình này đã được triển khai ở các trường học trên địa bàn quận, tạo chuyển biến rõ trong việc nâng cao năng lực chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm học đường.

Trong năm học 2022 - 2023, quận đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tổ chức 2 lớp tập huấn cho các cơ sở giáo dục với trên 500 người tham dự. Nội dung tập huấn tập trung vào giám sát truy xuất nguyên liệu thực phẩm; tự kiểm tra, giám sát điều kiện ATTP tại bếp ăn.

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học
Quận Long Biên tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bếp ăn trên địa bàn

Bên cạnh đó, Phòng Y tế, Trung tâm y tế quận Long Biên đã tổ chức 35 lớp tập huấn tại chỗ trực tiếp cho cán bộ, giáo viên; nhân viên bếp ăn của các trường theo hình thức cầm tay chỉ việc về vệ sinh ATTP.

Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Đinh Thị Thu Hương cho biết: "Qua công tác kiểm tra, giám sát cho thấy phần lớn cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú thực hiện nghiêm túc các nội dung: Phổ biến đến cán bộ, giáo viên về các bước tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về ATTP trong trường học; ký hợp đồng mua bán với các đơn vị cung cấp nguyên liệu thực phẩm, suất ăn sẵn có đủ điều kiện ATTP theo quy định

Các cơ sở giáo dục thực hiện ký cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP và gửi về Phòng y tế, trạm y tế phường; Niêm yết công khai danh mục nguồn gốc thực phẩm, bản cam kết đảm bảo ATTP, thực đơn; phân công cán bộ, giáo viên giám sát việc giao nhận thực phẩm/suất ăn sẵn hàng ngày. Ben cạnh đó, các cơ sở giáo dục thường xuyên rà soát, đảm bảo các điều kiện về ATTP tại bữa ăn tập thể; thực hiện đúng quy định về lưu mẫu thức ăn, kiểm thực 3 bước…".

Các nhà trường chủ động phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế, Trung tâm y tế quận làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; quan tâm đến vấn đề vệ sinh ATTP, đặc biệt là các trường mầm non, tiểu học có ăn bán trú.

Ngoài ra, nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh, ban giám sát ATTP, cán bộ y tế học đường… kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất nguồn gốc thực phẩm, khâu vệ sinh, chất lượng bữa ăn cho học sinh tại bếp ăn bán trú nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh.

Bà Lương Thị Minh Nguyệt, Trưởng phòng Y tế quận Long Biên chia sẻ: “Với 100% trường công lập thuộc quận có bếp ăn tập thể triển khai mô hình "Nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học" để mô hình này thực sự hiệu quả khi chuẩn bị kết thúc năm học UBND quận Long Biên đã chỉ đạo rà soát các đơn vị cung cấp thực phẩm, đánh giá chất lượng hiệu quả của đơn vị cung cấp thực phẩm của năm học trước, để chuẩn bị cho năm học sau; lựa chọn các nhà thầu cung cấp bảo đảm nhất để tổ chức ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn quận. Qua đó đã giúp việc kiểm tra, giám sát ATTP của quận được triển khai đồng bộ, hiệu quả”.

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Thực tế kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm), điều mà đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm ấn tượng đó là khuôn viên nhà bếp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ; hệ thống thiết bị đồng bộ và đầy đủ với tủ bảo quản thực phẩm, bồn rửa thực phẩm, dụng cụ chế biến, khay đựng thức ăn; chén bát, thìa, đũa được phân loại và được cho vào tủ sấy gọn gàng.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hậu - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du, toàn trường hiện có 1.500 học sinh, trong đó có 1.400 học sinh ăn bán trú. Trường đã ký hợp đồng cung cấp suất ăn với Công ty TNHH Hương Việt Sinh. Hàng ngày, từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến sơ chế đều có sự giám sát của Ban Giám hiệu, nhân viên y tế và đại diện đơn vị giao hàng để kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi chế biến.

Video Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm của TP Hà Nội kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm).

Tại thời điểm kiểm tra, nhà trường và Công ty TNHH Hương Việt Sinh đã xuất trình được đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Bếp ăn tập thể của trường đảm bảo quy trình một chiều, cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ; trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong trường. Đoàn đã lấy 5 mẫu bát, khay đựng thực phẩm để xét nghiệm nhanh cho kết quả đạt yêu cầu.

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Qua công tác kiểm tra các bếp ăn tập thể trường học thực hiện mô hình trên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong đánh giá, đa số các trường đã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng bếp ăn theo nguyên tắc một chiều. Tuy nhiên, hiện một số bếp ăn tập thể trường học vẫn còn tồn tại bất cập. Cụ thể là một số bếp ăn có diện tích khu sơ chế và chế biến chật hẹp; chưa vận hành theo nguyên tắc một chiều; kho bảo quản thực phẩm còn sắp xếp lộn xộn, chưa có lưới chắn côn trùng…

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ liên tục kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

“Qua kiểm tra, khi phát hiện ra những tồn tại, chúng tôi cũng đã yêu cầu các nhà trường và đơn vị cung cấp suất ăn phải có biện pháp khắc phục ngay lập tức, đồng thời giao cho cơ quan chức năng địa phương giám sát. Đối với vấn đề an toàn thực phẩm tại trường học, cùng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, các nhà trường cần tăng cường giám sát nguồn nguyên liệu đầu vào hằng ngày và tổ chức các đoàn kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các doanh nghiệp mà đơn vị ký hợp đồng cung cấp cho trường”, ông Đặng Thanh Phong nhấn mạnh.

Để học sinh có bữa ăn an toàn, bảo đảm đủ dinh dưỡng, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, không chỉ cần 1 khâu, 1 quy trình mà là sự kết hợp đồng bộ của một hệ thống trong cả quá trình. Từ khâu giao nhận thực phẩm đến chế biến, giám sát, vệ sinh, rửa bát, lên thực đơn... đều cần bảo đảm các yêu cầu của các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các trường, Sở Y tế đề nghị cần nêu cao vai trò của tổ tự giám sát. Cụ thể, đối với nguyên liệu thực phẩm đầu vào, phải có hồ sơ giao nhận, có biên bản ký giao nhận và có sự tham gia giám sát của ban phụ huynh học sinh nhằm bảo đảm tốt nhất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng liên quan cần đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ và đột xuất, qua đó, từng bước siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú trường học.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng Kỳ 4: Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 5: Hướng tới mục tiêu 100% bếp ăn đạt điều kiện ATTP

Phương Thu - Minh Hằng

Trình bày: Phạm Hồng

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Nhóm PV