eMag azine
15/12/2023 10:08
Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

15/12/2023 10:08

TTTĐ - Năm học 2022 - 2023 cũng là lần đầu tiên thành phố triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học, bước đầu thực hiện tại 215 trường tiểu học của 5 quận, 5 huyện.

Giải pháp

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Theo thống kê, Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường học, trong đó có gần 1.800 trường học tổ chức bán trú. Chính vì vậy, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn trường học, bảo vệ sức khỏe học sinh luôn nhận được sự quan tâm của toàn thành phố. Năm học 2022 - 2023 cũng là lần đầu tiên thành phố triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học, bước đầu thực hiện tại 215 trường tiểu học của 5 quận, 5 huyện.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn trường học đã được chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, cơ quan chức năng các cấp đã phối hợp quản lý chặt chẽ, nhờ đó đạt được nhiều kết quả khả quan.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy
Bà Lê Thị Hằng, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho rằng bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại về nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cô nuôi ý thức thực hành ATTP trong chế biến thực phẩm còn chưa cao...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn tồn tại một số thực trạng như: Nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ; ý thức thực hành ATTP của nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cô nuôi còn chưa cao; chưa thực hiện nghiêm túc quy trình bếp ăn một chiều, cơ sở vật chất của các bếp ăn xuống cấp sau một thời gian dài không hoạt động do dịch bệnh... Đặc biệt, tình trạng ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học vẫn xảy ra.

Trước thực tế trên từ tháng 4/2022, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học.

Báo cáo về kế hoạch mô hình kiểm soát ATTP tại bếp ăn tập thể (BATT) trường tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện năm 2022 - 2023, bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết: "Trong những năm qua công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn tập thể trường học đã được quan tâm. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhận thức, thực hành của người chế biến tại các BATT đã được nâng lên.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại về nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cô nuôi ý thức thực hành ATTP trong chế biến thực phẩm còn chưa cao, dụng cụ chứa đựng chất thải không có nắp đậy, không được vận chuyển thu dọn hàng ngày, đặc biệt tình trạng ngộ độc vẫn xảy ra tại bếp ăn tập thể trường học".

Cụ thể, kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm được triển khai 100% trường tiểu học có bếp ăn tập thể trên địa bàn 5 quận: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên và 5 huyện: Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai trong năm học 2022 - 2023.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Về công tác kiểm tra, giám sát, bà Lê Thị Hằng nhấn mạnh: "Việc kiểm tra giám sát công tác đảm bảo ATTP tại BATT trường tiểu học định kỳ theo tháng, quý, năm (tối thiểu 4 lần/năm/trường).

Các đoàn sẽ tổ chức, triển khai, giám sát tư vấn công tác bảo đảm ATTP đối với BATT trường tiểu học theo các quy định của pháp luật (có sổ theo dõi kết quả kiểm tra của từng trường) trọng tâm vào một số nội dung sau: Kiểm tra, giám sát tư vấn về thực hành ATTP theo các tiêu chí; kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, có sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm; nguồn gốc thực phẩm phải lấy tại các cơ sở có tư cách pháp nhân về ATTP (có giấy đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm, được cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát về ATTP); giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/bản tự cam kết trách nhiệm bảo đảm ATTP, địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm niêm yết công khai tại trường; xét nghiệm nhanh 100% cơ sở kiểm tra và lấy mẫu gửi xét nghiệm khi cần thiết (đối với một số thực phẩm xét nghiệm nhanh dương tính và một số thực phẩm không rõ nguồn gốc nghi ngờ không bảo đảm ATTP).

Ngoài ra, thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp chế biến thực phẩm; Phối hợp tổ chức giám sát kiểm tra truy nguyên nguồn gốc định kỳ, đột xuất tại các bếp ăn tập thể trường tiểu học và đơn vị cung cấp nguyên liệu chế biến thực phẩm cho các trường.

Bên cạnh đó, trong báo cáo kế hoạch cũng nêu rõ việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP: 100% các vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra xử lý kịp thời, không để tử vong do ngộ độc thực phẩm; truy xuất nguồn gốc gây ra ngộ độc thực phẩm; thực hiện ghi chép sổ theo dõi thống kê ngộ độc thực phẩm theo qui định; lấy mẫu thức ăn, thực phẩm nguy cơ ô nhiễm gửi xét nghiệm khi cần thiết; cảnh báo nguy cơ ô nhiễm của các thực phẩm nghi ngờ.

Tại hội nghị, ý kiến của đại diện 215 trường tiểu học của 5 quận, 5 huyện đều đồng tình với kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Sau Hội nghị trên, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã hướng dẫn chuyên môn cho thành viên tổ về ATTP của trường và cán bộ làm công tác ATTP tuyến quận và phường trong công giám sát tác quản lý ATTP tại các BATT; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ tuyến quận triển khai thực hiện theo đúng tiến độ của kế hoạch và phối hợp kiểm tra định kỳ công tác triển khai các hoạt động tại mô hình. Đây là những bước đi đầu tiên đặt “nền móng” cho sự thay đổi của mô hình bếp ăn tập thể tại trường học.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cùng đoàn liên ngành kiểm tra công tác ATTP tại trường Mầm non Phương Tú (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Ngay từ khi mô hình “nhen nhóm” triển khai, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã nhấn mạnh: “Thành phố đặt ra mục tiêu, tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, từ đó khống chế không để ngộ độc thực phẩm đông người mắc và tử vong. Mô hình sau khi được triển khai tại 10 quận, huyện sẽ làm cơ sở để nhân rộng tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn”.

Thời điểm Hà Nội triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm đầu năm học 2022 - 2023 cũng là thời điểm học sinh trở lại trường sau một thời gian dài ở nhà học trực tuyến do dịch COVID-19.

Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với bếp ăn trường học có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tầm vóc của thế hệ “chủ nhân tương lai” của đất nước.

Mô hình này đòi hỏi cả chính quyền địa phương, nhà trường và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ. Để tránh hiện tượng trên giấy tờ thì là các công ty cung cấp thực phẩm uy tín nhưng thực tế chỉ là các cơ sở không bảo đảm, việc kiểm tra sẽ thực hiện đến tận nhà cung cấp.

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy
Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Các nhà trường cũng được tập huấn để nâng cao kiến thức thực hành đúng trong công tác quản lý cung cấp suất ăn. Các đơn vị cung ứng thực phẩm, suất ăn sẵn cũng cần làm việc có trách nhiệm, đặt đạo đức kinh doanh lên trên hết, hướng đến lợi ích chung vì bữa ăn an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, chính vì vậy, việc bảo đảm ATTP tại các bếp ăn bán trú luôn được các cơ quan chức năng của thành phố cùng các trường đặc biệt quan tâm.

TP Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị cung cấp thực phẩm vào trường học. Người đứng đầu quận, huyện, thị xã sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý. Việc bảo đảm mỗi suất ăn vừa đủ lượng, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh cần trách nhiệm lớn của các bên.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Xóa nỗi lo mất an toàn thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 3: Phụ huynh hưởng ứng, nhà trường đồng lòng Kỳ 4: Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn trường học Kỳ 5: Hướng tới mục tiêu 100% bếp ăn đạt điều kiện ATTP

Phương Thu - Minh Hằng

Trình bày: Phạm Hồng

Kỳ 1: Giải pháp không còn nằm trên giấy

Xem bài 2 »

Nhóm PV