Tag

Kon Tum: Vụ cháu nhỏ 9 tháng tuổi tử vong, đình chỉ hoạt động cơ sở giữ trẻ

Bạn đọc 03/09/2023 10:57
aa
TTTĐ - UBND thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) đã đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương Loan, tại Tổ dân phố 1, thị trấn Đăk Hà nơi cháu T.H.K tử vong trong ngày đầu tiên được gửi tại đây.
Kon Tum: Một cháu bé tử vong tại cơ sở giữ trẻ Công bố cuộc thi “Amazing Kon Tum - Kon Tum kỳ thú” Kon Tum: Lễ hội Mường trên vùng đất Tây Nguyên
Cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương Loan (Ảnh: Trần Nghĩa)
Cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương Loan (Ảnh: Trần Nghĩa)

Xác nhận với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Khắc Sỹ, Chủ tịch UBND thị trấn Đăk Hà, khẳng định: “Sau khi xảy ra việc cháu bé 9 tháng tuổi tử vong tại cơ sở của bà Đinh Phương Loan, UBND thị trấn đã ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giữ trẻ này”.

Ông Sỹ cũng cho biết, đối với cơ sở giữ trẻ ngoài công lập, thị trấn là đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ sở giữ trẻ, sau khi đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thẩm định các điều kiện cần thiết.

Liên quan đến vụ việc trên, bà Lê Thị Nhung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà, cho hay: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND Thị trấn đã ra quyết định đình chỉ hoạt động cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương Loan. Vì đây là nhóm trẻ ngoài công lập nên quyết định thành lập và cấp phép hoạt động thuộc thẩm quyền của UBND thị trấn Đăk Hà, còn Phòng GD&ĐT huyện là đơn vị phối hợp đi kiểm tra cùng thị trấn”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về điều kiện được cấp phép và hoạt động một cơ sở giữ trẻ, bà Nhung lý giải: “Để được cấp phép hoạt động một nhóm trẻ thì giáo viên phải tập huấn về nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phải đảm bảo phòng ăn, phòng ngủ, đồ chơi theo từng độ tuổi cho trẻ”.

Trước đó, bà Đinh Phương Loan khẳng định camera vẫn hoạt động bình thường (Ảnh: Trần Nghĩa).
Trước đó, bà Đinh Phương Loan khẳng định camera vẫn hoạt động bình thường (Ảnh: Trần Nghĩa)

Sáng 3/9, trao đổi với phóng viên, ông Trần Quốc C (37 tuổi, bố cháu K) trú tại phường Yên Thế, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) cho rằng: “Cái chết của con tôi có quá nhiều uẩn khúc, chúng tôi trông chờ vào công lý và mong rằng cơ quan chức năng sẽ làm sáng tỏ vụ việc đối với những người liên quan”.

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đưa tin trước đó, sáng 10/8, chị Nguyễn Thị H (vợ anh Trần Quốc C) chở cháu K tới cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương Loan (sinh năm 1982, tại Tổ dân phố 1, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) để gửi cháu K.

Do cháu K mới 9 tháng tuổi và chưa quen với môi trường mới nên tôi phải đưa con gái đầu gửi cùng cháu. Tuy nhiên, chủ cơ sở gửi trẻ chỉ nhận giữ cháu K không nhận con gái đầu.

Đến khoảng 11h chủ cơ sở cho cháu K ăn trưa và đến 12h30 thì cho cháu K và một cháu nữa đi ngủ. Ngủ được khoảng 1 tiếng thì thấy cháu K nấc, chủ cơ sở tiến hành sơ cứu, móc miệng và kêu chồng hỗ trợ.

Sau khi tự sơ cứu, chủ cơ sở đưa cháu K vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đăk Hà để cấp cứu. Tuy nhiên, phía bệnh viện thông báo cháu K đã mất trước khi vào viện.

Bà Đinh Phương Loan (áo vàng) đang thực nghiệm hiện trường tại cơ sở giữ trẻ. (Ảnh: Trần Nghĩa).
Bà Đinh Phương Loan (áo vàng) thực nghiệm hiện trường tại cơ sở giữ trẻ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Anh Trần Quốc C (bố cháu K) khẳng định: Trước khi đưa đi gửi trẻ, cháu K ăn uống, khỏe mạnh bình thường và không có bệnh lý. Hôm xảy ra sự việc đau lòng cũng là buổi đầu tiên cháu được gửi tại cơ sở giữ trẻ này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm