eMag azine
01/11/2024 07:00
iHanoi - Hiện thực hóa tư tưởng trọng dân, vì dân

01/11/2024 07:00

TTTĐ - LTS: Sau khi ra mắt, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) đã bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc giải quyết các vấn đề bất cập của đời sống, với sự chung tay của cả chính quyền và người dân. Đây chính là hiện thực hóa tư tưởng trọng dân, vì dân của chính quyền thành phố.

ihanoi

ihanoi

LTS: Sau khi ra mắt, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) đã bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc giải quyết các vấn đề bất cập của đời sống, với sự chung tay của cả chính quyền và người dân. Đây chính là hiện thực hóa tư tưởng trọng dân, vì dân của chính quyền thành phố.

Tại cuộc họp trực tuyến nghe các đơn vị, Sở, ngành báo cáo kết quả tình hình triển khai thực hiện ứng dụng iHanoi trên địa bàn, nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng là phục vụ Nhân dân, không chỉ đánh giá qua hình thức hay số lượng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ: Các đơn vị, làm chuyển đổi số tuyệt đối không được đi vào hình thức, mà phải xác định rõ để “biết, hiểu, đồng thuận, tự nguyện và lan tỏa”. Gốc vấn đề là những người tham gia được tuyên truyền, được cảm nhận và trải nghiệm. Do đó, từng phản ánh của người dân phải được các cấp chính quyền “nâng niu”, quan tâm xử lý, từ đó tạo sự lan tỏa tới từng người dân.

ihanoi
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả các chỉ số: Cải cách hành chính (PAR INdex); Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của thành phố Hà Nội và giải pháp nâng cao các chỉ số
ihanoi

Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã hình thành tư tưởng “trọng dân”, coi dân là gốc, chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân.

Tiếp thu tinh hoa của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tư tưởng “trọng dân” trong nhiều bài nói, bài viết và thực hành trong thực tiễn cách mạng theo chân lý “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Người nhiều lần khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc, “Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; có lực lượng dân chúng thì việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được.

Tư tưởng “trọng dân” trong xây dựng chính quyền nhà nước được thể hiện rõ trong những nội dung cơ bản của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là Nhà nước dân làm chủ. Dân làm chủ nghĩa là tất cả quyền lực trong nhà nước đều thuộc về Nhân dân, người dân có quyền bầu ra người đại diện cho mình, kiểm soát nhà nước và có thể bãi nhiệm chức vụ khi họ không hoàn thành nhiệm vụ.

ihanoi ihanoi

Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, ngày càng thực chất và hiệu quả vấn đề có tính quy luật, tất yếu là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; tổ chức hiệu quả, thực chất việc Nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên; lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Trong nhiều bài phát biểu của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều nhấn mạnh phải tăng cường mối liên hệ mật thiết với Nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta. Một Đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với Nhân dân, được Nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên.

Việc cán bộ, đảng viên thiếu tôn trọng quần chúng, xa rời Nhân dân khiến cho các chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước bị thực hiện sai lệch, không đến được với người dân, làm giảm lòng tin của Nhân dân, sức mạnh của quần chúng không được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp nối tư tưởng đó, trong phát biểu nhậm chức ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hứa "gắn kết tư tưởng và hành động, ý Đảng và lòng dân; tận tâm, tận lực, tận hiến, phấn đấu hy sinh vì Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh; vì nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".

ihanoi

Quan tâm, chăm lo toàn diện cho cuộc sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, cấp ủy, chính quyền các cấp TP Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ qua.

Đặc biệt, để tiếp tục khẳng định tinh thần hành động vì dân, trong số 10 chương trình công tác của nhiệm kỳ này, Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ XVII đã đề ra Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” và quyết liệt triển khai ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Bám sát các quan điểm, chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chương trình 08 của Thành ủy đề ra mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị - nông thôn, phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu cao hơn mức chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng thành phố phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ. Đồng thời, Thành ủy Hà Nội cũng đề ra những mục tiêu cụ thể nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân cùng với 27 chỉ tiêu cụ thể.

Thành phố Hà Nội quyết tâm xây dựng chính quyền phục vụ, nói đi đôi với làm trong đó đặc biệt chú trọng công tác chuyển đổi số. Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và đã triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của thành phố. Bước đầu, việc thực hiện chuyển đổi số đẫ đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hà Nội là một trong các tỉnh/thành phố đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Bên cạnh việc ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn, dùng chung toàn thành phố đã hoàn thành: Hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thông tin giải quyết TTHC.

Về hạ tầng số, Trung tâm Dữ liệu chính của thành phố đang được tập trung triển khai để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV năm nay. Cùng với đó, thành phố tiếp tục duy trì, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt mạng diện rộng WAN của thành phố, hệ thống giao ban trực tuyến cả thành phố (đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền).

Hà Nội cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn thành phố đã cấp khoảng 10 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của thành phố.

ihanoi

Về phát triển dữ liệu, năm 2023, thành phố đã ban hành Danh mục dữ liệu mở của thành phố (tại Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 4/7/2023) là những dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và với công dân tổ chức trong thời gian tới. Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo triển khai Cổng dữ liệu thành phố và hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP). Đây là 2 hệ thống cơ bản làm nền tảng để các đơn vị tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước.

Các cở sở dữ liệu của các ngành được giao các ngành triển khai đã và đang dần hình thành, trong đó tập trung một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng, như: CSDL doanh nghiệp, CSDL đất đai, CSDL cán bộ công chức…

Để cụ thể hoá công tác chuyển đổi số, Hà Nội đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố; triển khai hiệu quả việc trông giữ xe không dùng tiền mặt, thẻ vé xe buýt điện tử… và đặc biệt là bước đầu triển khai rất thành công ứng dụng iHanoi.

ihanoi

Nhiều người dân Thủ đô sau khi đã cài đặt và trải nghiệm ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" đều đánh giá đây là một ứng dụng rất hữu ích với nhiều tiện ích thông minh, trở thành cầu nối giúp chính quyền và người dân Hà Nội gần nhau hơn bao giờ hết.

ihanoi

Làm việc tại Công ty Thương mại Minh Long, chị Trần Thị Thúy (ở huyện Đông Anh, Hà Nội) vừa được người thân giới thiệu cài đặt và sử dụng ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi". Chị Thúy được biết, iHanoi là một trong những ứng dụng, nền tảng trực tuyến Đề án 06 của UBND thành phố Hà Nội nhằm thực hiện Đề án 06/Chính phủ vừa chính thức công bố vận hành ngày 28/6 vừa qua.

Chị Thúy chia sẻ thêm, việc cài đặt ứng dụng này khá dễ dàng, từ App Store, người dùng có thể đăng nhập và đăng ký rất dễ. Mục "Tiện ích đô thị thông minh" có các nhóm chức năng với những chủ đề lớn, đa lĩnh vực liên quan đời sống của người dân, gồm: Giao thông, Y tế, Giáo dục, Môi trường, Thông tin quy hoạch sử dụng đất, Du lịch (Hanoi Maps), Di sản văn hóa, Thanh toán trực tuyến (Hanoi Pay), Nông nghiệp, Danh bạ đường dây nóng, Giải trí.

Tính năng nổi bật mà chị Thúy ưa thích nhất ở ứng dụng iHanoi là khả năng cung cấp thông tin chi tiết và đa dạng về các địa điểm nổi bật, nhà hàng, quán cà phê, địa điểm du lịch, và các sự kiện đang diễn ra tại Hà Nội.

"Ứng dụng cung cấp những đánh giá, nhận xét từ người dùng và bản đồ dẫn đường, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và trải nghiệm những điều thú vị tại Thủ đô", chị Thúy nói.

Cũng được người thân giới thiệu sử dụng ứng dụng này, anh Nguyễn Văn Hà (ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) thấy rằng tất cả các tiện ích trong ứng dụng rất hay, rất thực tiễn và vô cùng hữu ích cho người sử dụng.

Theo anh Hà, ứng dụng mang lại các lợi ích thiết thực cho người sử dụng như một số thủ tục hành chính có thể thực hiện trên app giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Sự tương tác giữa chính quyền và người dân được tăng cường rất hiệu quả, nhanh chóng qua các ứng dụng trong mục “Phản ánh đề nghị”.

Cô giáo Bùi Thu Hoài (trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, huyện Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: "Ngay khi UBND thành phố vận hành ứng dụng iHanoi, tôi đã trải nghiệm ứng dụng này. Mới đây, nhà trường đã hướng dẫn cài đặt và tạo tài khoản cá nhân cho cán bộ, giáo viên trong trường. Nhiều giáo viên đánh giá đây là một ứng dụng rất hữu ích. Việc cài đặt ứng dụng này cũng chỉ trong khoảng một vài phút, cùng đó sử dụng iHanoi cũng đơn giản, nhanh chóng".

ihanoi

Là một viên chức công tác tại UBND huyện Đông Anh, anh Nguyễn Ngọc Hưng cho rằng, ứng dụng iHanoi ra đời đã trở thành cầu nối giúp chính quyền và người dân Hà Nội gần với nhau hơn bao giờ hết. Bằng chứng là, thời gian qua, thông qua iHanoi, nhiều người dân đã phản ánh về một số vấn đề về vệ sinh môi trường, trật tự đô thị (chủ yếu là xe ô tô đỗ sai quy định ở lòng, lề đường), giao thông, cháy nổ… ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.

Từ những phản ánh của người dân trên ứng dụng iHanoi, trực tiếp chính quyền địa phương hoặc các cơ quan liên quan đã tiếp nhận, xử lý và phản hồi kết quả cho người dân biết.

"Hy vọng Hà Nội sẽ phát triển ứng dụng iHanoi thành nơi kết nối mọi thứ giữa người dân và Hà Nội; mở ứng dụng là có tất cả, kết nối được tất cả. iHanoi phải là ứng dụng mở thường xuyên của tất cả mọi người dân Thủ đô", anh Hưng bày tỏ.

Ghi nhận tại quận Long Biên, đến nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn đã tích cực gương mẫu, đi đầu trong việc triển khai thực hiện cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Bà Giáp Thị Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng, quận Long Biên, cho biết, sau khi nhận được công điện của thành phố và văn bản chỉ đạo của UBND quận, UBND phường đã chỉ đạo các phòng, ban, chuyên môn cùng các đoàn thể tăng cường tuyên truyền trên các kênh thông tin, trong đó đặc biệt khai thác hơn 80 nhóm Zalo liên gia về ý nghĩa và các tiện ích của iHanoi.

"Phường Việt Hưng cũng chỉ đạo các tổ chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát khu vực, đoàn thanh niên triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng. Đối với khối hành chính sự nghiệp, phường Việt Hưng yêu cầu 100% cán bộ, công chức hoàn thành việc cài đặt xong trước ngày 10/7; đồng thời tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cài đặt, mở tài khoản trên ứng dụng iHaNoi cho người dân khi đến làm việc tại phường…", bà Thanh Nhàn nói.

khoi-nghiep khoi-nghiep khoi-nghiep

Thực hiện Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 5/7/2024 của Chủ tịch UBND thành phố về việc tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng "Công dân Thủ đô số - iHanoi", UBND quận Đống Đa cũng vừa yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, Chủ tịch UBND 21 phường tập trung chỉ đạo và quán triệt, gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHanoi cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý hoàn thành trước ngày 30/7/2024.

UBND quận Đống Đa cũng đề nghị Chủ tịch UBND 21 phường chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trực thuộc phường, các tổ công tác 06 tại các tổ dân phố huy động tối đa lực lượng phối hợp với lực lượng công an, Đoàn Thanh niên tại cơ sở và doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học sinh hoạt trên địa bàn để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cài đặt, mở tài khoản trên ứng dụng iHanoi cho người dân, người lao động các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cả trong và ngoài giờ hành chính (kể cả ngày thứ bảy, Chủ nhật); đảm bảo hoàn thành xong trước ngày 15/9/2024.

Xác định là cơ quan gương mẫu, đi đầu trong thực hiện việc xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số; hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại và giữ thứ hạng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của TP Hà Nội, ngày 10/7/2024, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Trương Việt Dũng cũng đã yêu cầu các đồng chí Trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tập trung quán triệt, chỉ đạo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động triển khai cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHanoi đồng loạt trong ngày 10/7; Đồng thời, các tổ chức, cá nhân tuyên truyền, phổ biến chủ trương của thành phố và về lợi ích của ứng dụng với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", vận động gia đình, người thân, bạn bè ủng hộ, tham gia cài đặt, khai thác và sử dụng, đóng góp xây dựng Thủ đô.

Bạn đồng hành của dân trong bão Yagi

Nguồn thông tin chính thống trên iHanoi đã giúp người dân tránh hoang mang và không bị sa đà vào những thông tin thất thiệt, tin giả trên mạng xã hội. iHanoi đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dân Thủ đô trong những ngày mưa lũ sau bão Yagi.

Công nghệ đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ người dân Thủ đô ứng phó với hậu quả bão Yagi. Thông tin từ Sở TT-TT Hà Nội cho biết ngay trong đêm 10/9 và sáng 11/9, ứng dụng iHanoi đã được cập nhật liên tục các thông tin quan trọng về công tác khắc phục hậu quả bão. Nhờ đó, người dân có thể truy cập mọi lúc mọi nơi để biết được những thông tin mới nhất, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.

Các thành quả chuyển đổi số của địa phương như ứng dụng công dân trên điện thoại đã được sử dụng để cập nhật thông tin, hướng dẫn biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Cơn bão Yagi đã đi qua song tình hình thời tiết vẫn còn nhiều bất ổn, mưa lớn kéo dài ở nhiều khu vực cũng như tình hình mực nước dâng cao ở nhiều tuyến phố và con sông. Vì thế, ứng dụng iHanoi cũng liên tục đưa thông tin cập nhật về tình hình thời tiết, lượng mưa và mực nước ở sông, cũng như phân luồng giao thông, lịch cắt điện ở các khu vực và cả lịch di dời dân cư để đảm bảo an toàn.

Với ứng dụng iHanoi, có thể nói, người dân Hà Nội trong những ngày qua đã liên tục nhận được thông tin cập nhật về các tình huống khẩn cấp và chủ động ứng phó. Đặc biệt, nguồn thông tin chính thống trên iHanoi đã giúp người dân tránh hoang mang và không bị sa đà vào những thông tin thất thiệt, tin giả trên mạng xã hội.

Ứng dụng iHanoi đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dân Thủ đô trong những ngày mưa lũ sau bão Yagi. Hiện nay, iHanoi vẫn đang cập nhật liên tục các thông tin thiết thực như điều chỉnh lộ trình xe buýt giúp người dân chủ động lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp và tránh những tuyến đường bị ngập úng; thông tin về hạn chế phương tiện lưu thông, cung cấp thông tin chính xác về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế đi lại, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; thông tin báo động lũ, cảnh báo người dân về tình hình lũ trên các sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, giúp họ chủ động phòng tránh và di chuyển đến nơi an toàn và các thông báo ngập úng, cập nhật danh sách các khu vực bị ngập nặng, giúp người dân tránh xa những khu vực nguy hiểm.

Nhờ những thông tin này, người dân Hà Nội có thể nắm bắt tình hình nhanh chóng, luôn được cập nhật thông tin mới nhất về tình hình mưa lũ, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Người dân cũng có thể lập kế hoạch di chuyển hiệu quả, lựa chọn được tuyến đường an toàn và nhanh nhất để đi lại và bảo vệ bản thân và gia đình, chủ động phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, như ngập lụt, sạt lở.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ người dân trong các tình huống khẩn cấp như thế này đã chứng minh hiệu quả rất lớn. Ứng dụng iHanoi không chỉ là một công cụ cung cấp thông tin mà còn là một cầu nối quan trọng giữa chính quyền và người dân, cùng nhau vượt qua khó khăn.

Bằng chứng là sau cơn bão Yagi, trong phần phản ánh hiện trường, bên cạnh những phản ánh về an ninh trật tự hay văn minh đô thị thông thường, nhiều người dân đã liên tục cập nhật các thông tin phản hồi cũng như thông báo về cây đổ, dây điện bị ảnh hưởng hay nguy hiểm rình rập trên các tuyến phố. Những phản ánh hiện trường đó đã nhanh chóng được các cơ quan chức năng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, mang lại sự hài lòng và an tâm cho người dân.

Ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi được chính thức vận hành từ ngày 28/6/2024, đến nay đã có gần 1 triệu người dân tiếp cận và sử dụng ứng dụng.

ihanoi

Sân Khu tập thể Ngân hàng (ngõ 96, Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội từ nhiều năm nay trở thành nơi trông giữ xe ngày và đêm của hầu hết các hộ dân nơi đây, tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy nổ. Bà Nguyễn Thị Cúc (sống tại căn hộ tầng 1 cho biết: “Khu tập thể có khoảng 80 hộ dân, 90% số xe máy của cư dân đều để ở sân, vì vậy, để tránh mùi xăng xe chẳng mấy khi gia đình tôi mở cửa. Lũ trẻ cũng không có không gian vui chơi, vì khoảng sân nhỏ hẹp duy nhất đã bị chiếm làm điểm đỗ xe, chỉ còn một lối đi nhỏ ở giữa”.

Điều bà Cúc lo lắng hơn cả là gần đây nhiều vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ xe máy, trong khi các biện pháp phòng cháy nơi đây còn sơ sài, chỉ có vài bình cứu hoả nhỏ; lối vào khu tập thể có cửa sắt khoá kín về đêm, nhiều căn hộ cơi nới chuồng cọp, song sắt kín mít...

Bày tỏ lo lắng với con trai, bà Cúc được biết đến ứng dụng iHanoi, trong đó có chức năng phản ánh với chính quyền về những vấn đề bất cập tại khu dân cư. Với suy nghĩ “cứ thử xem sao”, bà Cúc bàn với người dân trong khu tập thể đã cử người thành thạo nhất về công nghệ phản ánh thực tế bất cập trên tới chính quyền đề nghị giải tán bãi đỗ xe.

“Thật nhanh chóng, chỉ vài ngày sau đó, một tổ công tác đã tới tiến hành kiểm tra hoạt động trông giữ xe và có các cán bộ địa bàn khu dân cư vận động, tuyên tuyền các hộ dân chủ động gửi phương tiện riêng để phòng cháy chữa cháy”- bà Cúc kể.

Cũng theo bà Cúc, những thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra bãi xe đều được UBND quận phản hồi trên ứng dụng iHanoi, ngay dưới phản ánh của người dân. Dù kết quả chưa thực sự như mong đợi, bởi những bất cập hạ tầng và sự việc cũng tồn tại nhiều năm, nhưng phản hồi từ chính quyền địa phương là ngoài sự mong đợi của bà và người dân nơi đây.

Từ khi mới ra mắt, ứng dụng iHanoi với tính năng “Phản ánh hiện trường” (gửi phản ánh nhiều lĩnh vực tới chính quyền) đã được người dân Thủ đô đặt nhiều kỳ vọng. Bởi với tính năng này, chính quyền địa phương sẽ nắm bắt được những vấn đề của người dân và sớm giải quyết, qua tạo đồng thuận giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

iHanoi
Công an phường Nguyễn Du xử lý vi phạm sau khi nhận được phản ánh của người dân

Đây cũng là một mục tiêu của Hà Nội khi triển khai các ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân thời gian qua. Tại Công điện số 05/CĐ-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể nhằm triển khai hiệu quả ứng dụng iHanoi.

Trong đó, yêu cầu đầu tiên được đặt ra là tất cả các sở, ban, ngành và đơn vị thuộc TP phải đảm bảo 100% cán bộ, công chức và viên chức cài đặt và sử dụng iHanoi. Các đơn vị này cũng phải giải quyết triệt để các phản ánh và kiến nghị của người dân và doanh nghiệp đúng tiến độ và chất lượng theo quy định. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã sẽ tuyên truyền và hướng dẫn cài đặt ứng dụng iHanoi cho người dân, đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/9/2024. Công an TP được giao nhiệm vụ huy động lực lượng để hỗ trợ cài đặt và sử dụng iHanoi cho người dân, đồng thời đảm bảo an ninh mạng và vận hành ổn định ứng dụng. Văn phòng UBND TP phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng iHanoi cho cán bộ và người dân, đảm bảo tổng đài 1022 - nhánh số 8 hoạt động hiệu quả để hỗ trợ công dân.

Truy cập vào ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), có thể thấy, vào 11h27 phút ngày 11/7, người dân phản ánh thông tin với nội dung: “Hiện nay, ngách 15 ngõ 264 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ dây điện trùng võng ngang cổ người đi đường, đường xá cải tạo lổn nhổn, gập ghềnh từ mấy tháng nay. Thực trạng này gây nguy hiểm, mất an toàn cho Nhân dân sinh sống trong ngách. Đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc xử lý”.

Chỉ 10 phút sau phản ánh được đăng tải trên ứng dụng, Ban Quản lý dự án quận Tây Hồ đã có ý kiến trả lời kiến nghị. Cụ thể, ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận đã chỉ đạo kiểm tra hiện trường, phối hợp với công ty Điện lực Tây Hồ, tổ dân phố, các đơn vị thi công. Hiện tại, đơn vị thi công đã thực hiện thanh thải đường dây điện, kéo căng cáp điện, cáp viễn thông; bó gọn, treo cao dây điện trùng võng. Ban Quản lý dự án đang chỉ đạo, đôn đốc đơn vị thi công tăng cường nhân lực, vật lực để nhanh chóng hoàn thiện tuyến ngõ, tránh ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân.

Trước đó, vào 10h24 sáng cùng ngày, người dân phản ánh trên ứng dụng iHanoi với nội dung: “Tại tầng 1, biển số nhà 159 Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có mở quán cơm. Quán cơm này còn bán cả nước và thường xuyên để khách ngồi lấn chiếm hết vỉa hè và lối đi vào ngõ chung của biển số nhà 159 Bùi Thị Xuân. Việc này gây ảnh hưởng đến giao thông, mất mỹ quan đường phố và an ninh khu phố. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý”.

Ngay sau đó, gần 11h, UBND phường Nguyễn Du đã trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên ứng dụng iHanoi. Cụ thể, UBND phường Nguyễn Du cảm ơn phản ánh của người dân; đồng thời cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, UBND phường đã giao cho công chức chuyên môn, cán bộ cơ sở và chỉ đạo Công an phường kiểm tra tại địa chỉ được phản ánh. Lực lượng kiểm tra đã lập biên bản và tiếp tục kết hợp tuyên truyền, vận động đối với các hộ kinh doanh tại khu vực nghiêm túc thực hiện các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn phường, quận. UBND phường sẽ chỉ đạo công an phường phối hợp với cán bộ cơ sở thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, nếu tiếp tục vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng trong sáng 11/7, người dân phản ánh trên ứng dụng iHanoi về vấn đề lấn chiếm vỉa hè tại đường Trường Chinh giao với Tôn Thất Tùng. Chưa đầy 1 giờ sau, UBND phường Trung Tự đã gửi hình ảnh và kết quả xử lý trên ứng dụng.

ihanoi

Ứng dụng iHanoi được UBND TP Hà Nội ra mắt và vận hành từ ngày 28/6/2024, mang đến nhiều tiện ích cho người dân ở nhiều lĩnh vực.

Sau một thời gian chính thức vận hành, đông đảo người dân đã tham gia cài đặt và gửi phản ánh trên ứng dụng. Truy cập vào ứng dụng iHaNoi, mục "Phản ánh hiện trường", chúng ta thấy liên tiếp những bài viết phản ánh của người dân và bên dưới là những hình ảnh thực tế, xử lý kiến nghị của cơ quan chức năng. Hiện tại, tất cả những kiến nghị đều ở trạng thái “Đã xử lý”. Có thể thấy, người dân Thủ đô đang rất tích cực tham gia sử dụng ứng dụng, các ý kiến, lượt truy cập nhiều lên hàng giờ, hàng ngày. Điều đó cho thấy sự thu hút của ứng dụng cũng như sự hào hứng của người dân.

Nhờ ứng dụng iHanoi với tính năng “Phản ánh hiện trường”, chính quyền nắm bắt được những vấn đề của người dân và sớm giải quyết, tạo đồng thuận giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Anh Nguyễn Văn Hiến (33 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Chưa bao giờ kiến nghị, phản ánh của người dân chúng tôi được tiếp nhận, xử lý và phản hồi nhanh đến thế. Nếu ứng dụng tiếp tục được duy trì với hiệu ứng, hiệu quả như thế này thì chắc chắn người dân sẽ nhiệt tình tham gia”.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Hồng Mai (32 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Ứng dụng ưu việt ngoài mong đợi. Với cách vận hành và tốc độ xử lý thông tin phản ánh như hiện tại, tôi tin các vi phạm về trật tự đô thị, xây dựng, giao thông... sẽ dần giảm đi, bởi đã có hàng triệu “mắt thần” đang theo dõi và có thể phản ánh ngay lập tức đến cơ quan chức năng”.

ihanoi ihanoi
ihanoi

Chị Nguyễn Hải Hà, nhân viên văn phòng làm việc tại quận Hai Bà Trưng, cho biết: "Ứng dụng iHanoi giúp tôi dễ dàng cập nhật thông tin về tình hình giao thông, lịch cắt điện, cắt nước… Điều này giúp tôi chủ động trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, việc xử lý phản ánh và kiến nghị trong 24 giờ là một nỗ lực đáng khen ngợi của chính quyền thành phố".

Với các bạn trẻ, iHanoi cũng thực sự hữu ích. Phạm Quang Huy, sinh viên tại Đại học Hà Nội, chia sẻ: "Tôi thường xuyên sử dụng iHanoi để theo dõi các dịch vụ công liên quan đến sinh viên. Ứng dụng này rất dễ sử dụng và cung cấp các thông tin cần thiết. Tôi cho rằng ứng dụng này là một bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa quy trình quản lý đô thị".

Ứng dụng iHanoi không chỉ là một công cụ hỗ trợ quản lý đô thị hiệu quả, mà còn là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và người dân, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện đời sống dân cư một cách đáng kể. Với những kết quả đã đạt được, Hà Nội bước đầu đã chứng minh việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý hành chính không chỉ là xu hướng mà còn là bước đi đúng đắn, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Có thể thấy, việc ra mắt và vận hành Ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi là bước tiến lớn giúp thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp tại Hà Nội, hứa hẹn sẽ là cầu nối hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên một Hà Nội “Số - Xanh - Hiện đại”.

Nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền

Tham luận tại Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, iHanoi đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”, từ đó nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước”, thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai ứng dụng iHanoi nhằm tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị từ người dân một cách minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.

Đồng thời, ứng dụng bảo đảm sự tham gia giám sát của cộng đồng với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", từ đó nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền, cung cấp tiện ích cho người dân và tiếp nhận các sáng kiến đóng góp xây dựng phát triển Thủ đô.

Từ tháng 10/2023, thành phố đã hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn, các chuyên gia trong và ngoài nước để nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiệp vụ, lựa chọn giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng nền tảng iHanoi.

Các giải pháp bao gồm: Sử dụng nền tảng điện toán đám mây (Cloud) giúp mở rộng tài nguyên và bảo đảm vận hành ổn định; xây dựng ứng dụng dựa trên kiến trúc phát triển phần mềm (với ứng dụng được xây dựng thành các thành phần nhỏ độc lập) và sử dụng các công nghệ lập trình mới để phân bổ tài nguyên linh hoạt và phát triển các tiện ích; tích hợp trí thông minh nhân tạo để cung cấp dịch vụ tương tác, trả lời, gợi ý tự động cho người dân và công chức; sử dụng công nghệ lưu trữ đối tượng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu để bảo đảm năng lực dự phòng, sao lưu và lưu trữ tốt, đáp ứng lượng truy cập lớn.

"Về an toàn thông tin, iHanoi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp độ 4, được giám sát 24/7 để bảo đảm an ninh an toàn cho hệ thống và dữ liệu của thành phố", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải khẳng định.

Thực hiện: Nhật Trường

ihanoi

PV