eMag azine
15/10/2024 08:59
Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

15/10/2024 08:59

TTTĐ - Chiều 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gặp mặt và đối thoại với thanh niên Thủ đô.

Hà nội

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội
Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội
Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Buổi đối thoại thể hiện tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội dành cho thế hệ trẻ Thủ đô. Chương trình đã thực sự trở thành diễn đàn để đoàn viên, thanh niên thể hiện nguyện vọng, ý kiến đóng góp và phát huy sáng kiến xây dựng Thủ đô phát triển.

Hội nghị được tổ chức trong không khí Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân cùng thanh niên Thủ đô chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội cho biết: “Trong không khí hân hoan của tháng Mười lịch sử, thành phố vừa long trọng tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô; 25 năm được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, hôm nay, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trực tiếp đối thoại với thanh niên Thủ đô.

Đây cũng là diễn đàn quan trọng và ý nghĩa để lãnh đạo thành phố Hà Nội lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, cũng như đề xuất, kiến nghị, hiến kế của Thanh niên đối với công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung”.

Đông đảo đoàn viên, thanh niên Thủ đô đã bày tỏ sự quan tâm đến Hội nghị đối thoại, đặt câu hỏi và hiến kế, kiến nghị về các vấn đề, lĩnh vực mà thanh niên quan tâm, mong muốn được đóng góp tâm - trí - lực vào xây dựng Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Chị Phạm Thu Phương, Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội LHTN quận Ba Đình mở màn buổi đối thoại với câu hỏi: Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến ảnh hưởng của Bão Yagi diễn ra sâu rộng là do sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, phương tiện giao thông... cũng như nạn phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức. Trong thời gian tới, lãnh đạo UBND thành phố cũng như các sở, ngành có những chủ trương, giải pháp gì để góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô?

Giải đáp câu hỏi của Bí thư Quận đoàn Ba Đình, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam nhấn mạnh: Để bảo vệ môi trường, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng đến mục tiêu phát triển Thủ đô nhanh, bền vững; hướng tới xây dựng thành phố khỏe mạnh, đáng sống. Các giải pháp cụ thể đã được thực hiện như: Tăng cường quản lý môi trường đô thị, xử lý ô nhiễm các sông ngòi, cải tạo cảnh quan đô thị; xử lý rác thải công nghệ cao; xây dựng hạ tầng, phát triển giao thông xanh, phương tiện giao thông công cộng.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

“Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường phải có sự liên kết vùng. Quan trọng nhất là xây dựng ý thức chung tay bảo vệ môi trường, trong đó, đoàn viên, thanh niên phải tiên phong đi đầu”, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam nói.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Theo bạn Lê Minh Đức, Bí thư Đoàn phường, Chủ tịch Hội LHTN phường Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội): “Hiện nay có xu thế ứng dụng pin năng lượng mặt trời để thay thế một phần cho năng lượng điện qua đó vừa góp phần tiết kiệm điện, tạo nên môi trường xanh, đồng thời cũng góp phần tạo nên cảnh quan hiện đại của Thủ đô”.

Bạn Minh Đức đề xuất UBND thành phố cũng như các sở, ngành nghiên cứu, khảo sát, thí điểm và triển khai lắp đặt hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời tại một số tuyến đường lớn của thủ đô. Sau đó, thành phố đánh giá hiệu quả và có thể nhân rộng ra các tuyến phố phù hợp trên địa bàn Thủ đô.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Bạn Hà Trần Trung, Bí thư Đoàn phường, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trong những năm qua thành phố đã áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp để hạn chế và xử lý hiện tượng quảng cáo, rao vặt trái phép. Tuy nhiên hiện nay các bảng rao vặt tập trung đã được dán kín, một số trụ điện, bức tường... bắt đầu xuất hiện lại việc quảng cáo rao vặt trái phép gây mất mỹ quan đô thị. Thành phố có giải pháp, biện pháp gì để xử lý hiện tượng này triệt để?

Giải đáp vấn đề này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng mong muốn, đoàn viên, thanh niên hãy là những hạt nhân tích cực, tham gia các cuộc khảo sát những người có mong muốn đăng thông tin quảng cáo, hướng dẫn, giới thiệu họ đăng tải trên nền tảng số. Hoạt động này sẽ góp phần hạn chế việc quảng cáo rao vặt trái phép.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Liên quan đến những nội dung đưa lên mạng xã hội, chị Bùi Phương Nga, Á Hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2018, đặt câu hỏi: “Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đang nổi lên là các hiện tượng trên không gian mạng như Youtube, idol TikTok ... với việc review, giới thiệu quảng bá các nét đẹp văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh những video chất lượng có tính định hướng tốt đẹp thì có những nội dung lại mang tính tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý trong Nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Thời gian tới thành phố có cơ chế nào để khuyến khích cũng như thắt chặt quản lý đối với các cá nhân có những nội dung không phù hợp với cộng đồng.

Về việc quản lý nội dung mà nhiều bạn trẻ đưa lên mạng xã hội, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, đấu tranh ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội không đơn giản, vì nhiều nền tảng mạng xã hội để máy chủ ở nước ngoài. Ở Việt Nam, pháp luật có quy định, xử lý những người vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

"Thời gian qua, sở Thông tin và Truyền thông đã tư vấn cho UBND thành phố ban hành kế hoạch để đưa những thông tin tích cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu lên mạng xã hội. Nhiều mô hình mà không ít cơ quan báo chí đang làm tốt như trang Trang thông tin Chính phủ trên Facebook thu hút rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, mặc dù thông tin chính thống nhưng cách đưa tin rất thanh niên… Báo Nhân Dân cũng có cách làm rất trẻ, thu hút được sự quan tâm của khán giả. Tôi tin rằng là với sự chung tay hợp tác như vậy, chúng ta có những cách làm sáng tạo để truyền thông chính thống lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Vì những thông tin tích cực, lành mạnh sẽ được lan truyền ngày một tốt hơn trên không gian mạng, từ đó thay đổi suy nghĩ, hành vi của người đọc thông tin, đặc biệt là người trẻ".

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Trên cơ sở các vấn đề liên quan đến chủ đề "Hà Nội văn hiến", các nội dung, giải pháp đã được đưa ra nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử của Thủ đô.

Anh Đinh Công Thành, Giáo viên làm tổng phụ trách Đội, liên đội trường Tiểu học Trung Yên đã đặt câu hỏi: Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong đó có đề cập đến nội dung đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Thời gian tới UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến triển khai thực hiện đối với nội dung này như thế nào?

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Trao đổi về đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường học ở Thủ đô, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Hiện nay, Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2.913 trường học, 2,3 triệu học sinh. Vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo luôn được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Slogan của ngành Giáo dục Thủ đô là đào tạo thế hệ học sinh tiệm cận công dân toàn cầu - giỏi ngoại ngữ, giỏi chuyên môn, am hiểu lịch sử.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, việc đưa Hà Nội học và Giáo dục lịch sử địa phương vào trong các nhà trường hiện nay đang vướng phải một số rào cản. “Đó là khung chương trình năm học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định với cấp THCS có 1.032 tiết học/năm, tức là khoảng 29,5 tiết học/tuần; cấp THPT có 1.015 tiết học/năm, khoảng 29 tiết học/tuần. Để đưa Hà Nội học cùng chương trình Giáo dục địa phương vào khung chương trình năm học đòi hỏi ngành Giáo dục cần có sự tính toán hợp lý, tránh sự quá tải cho học sinh. Hiện nay, Luật Thủ đô sửa đổi đã cho phép Hà Nội chủ động trong việc này. Thời gian tới, khi được sự cho phép, chúng tôi sẽ triển khai đưa Hà Nội học vào chương trình giáo dục”, ông Trần Thế Cương nhấn mạnh.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội
Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Tại chương trình, đại biểu Chu Hoa Bảo Trâm, sinh viên trường Đại học Ngoại thương nêu: Có thể thấy rằng, trong thời gian vừa qua, các cấp, ngành đã có nhiều hoạt động triển khai tích cực, có hiệu quả đặc biệt là việc triển khai Đề án 06 về phát triển dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử gắn với ứng dụng VNeID hay ETax (nộp thuế điện tử); VSSiD (Bảo hiểm xã hội) hay gần đây nhất là ứng dụng iHaNoi. Các ứng dụng cho thấy sự tiện lợi giúp người dân nhanh chóng tương tác với các chủ thể ứng dụng liên quan.

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị đã tạo ra rất nhiều các ứng dụng, phần mềm của đơn vị mình, chưa kể là vô vàn các ứng dụng khác như ngân hàng, truyền hình, internet… từ đó dẫn đến thực trạng người dùng đang phải sử dụng quá nhiều ứng dụng. Mỗi ứng dụng cần truy cập đăng nhập lại có thể yêu cầu định dạng tên tài khoản và mật khẩu khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi ứng dụng chỉ phục vụ được cho một nội dung nhất định, chưa có sự kiết nối và liên thông với nhau.

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Bởi thế, đại biểu Bảo Trâm đặt câu hỏi: “Thời gian tới, thành phố có phương án nào tích hợp, liên kết các ứng dụng có liên quan với nhau để giúp người sử dụng có thể tăng sự tương tác và trải nghiệm với các sản phẩm mang đúng nghĩa chuyển đổi số hay không?”.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian gần đây, công tác chuyển đổi số của Hà Nội đang chuyển động rất nhanh, đồng bộ. Các sở, ngành, quận, huyện rất hăng hái với nhiều sáng kiến đóng góp cho chuyển đổi số của thành phố trên cả 3 trụ cột: Xây dựng chính quyền số; thúc đẩy kinh tế số; xây dựng xã hội số, công dân số.

Ông Hùng cho biết: "Gần đây chúng ta có rất nhiều app, nhất là tích hợp VNeID, Hà Nội cũng đã có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và gần đây là iHanoi, thu nhận phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và phát triển công dân số.

Chúng tôi muốn sau này tất cả các app đó sẽ gắn luôn vào iHanoi app. Chúng ta chỉ cần dùng tài khoản iHanoi để khai thác tất cả các tiện ích, các app còn lại của thành phố. Về hạ tầng số thì Hà Nội cũng đã ban hành nhiều kế hoạch bải bản, căn cơ trong từng giai đoạn cũng như từng năm.

Các app mới của các sở thuộc thành phố cũng sẽ được tích hợp vào iHanoi app để khai thác tiện ích, đăng nhập một lần và có thể sử dụng tất cả các tính năng".

Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Nhóm vấn đề "Hà Nội văn minh, hiện đại" gồm các ý kiến đề xuất, hiến kế của đoàn viên, thanh niên trong các lĩnh vực xây dựng công dân số, chính quyền số, xã hội số; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ chế thu hút nhân tài, và ứng dụng khoa học công nghệ trong “Kỷ nguyên số”, đóng góp của người trẻ vào phát huy Thủ đô Hà Nội là thành viên mạng lưới “Thành phố sáng tạo” và đang trong tiến trình xây dựng Hà Nội thành “Thành phố học tập” của UNESCO.

Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị sau buổi đối thoại, lãnh đạo UBND thành phố, các sở, ban, ngành cần thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, thống nhất đã trao đổi để giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị chính đáng của đoàn viên thành niên; đề nghị các sở, ban, ngành tiếp tục quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tình hình thực tiễn, chủ động tham mưu thành phố tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên, bảo đảm phù hợp với thực tiễn; tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng cho đoàn viên, thanh niên truyền thống cách mạng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ.
Hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội

Thực hiện: Nhóm PV

Lê Trang