Góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ thanh lịch, văn minh
Hơn 1.000 thí sinh tham dự cuộc thi "Nét đẹp thanh lịch Hải Phòng" Công tác gia đình góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh Lan tỏa nếp sống văn minh, thanh lịch bằng tình yêu Hà Nội |
Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Chỉ thị 30 nhấn mạnh: “Xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Chỉ thị nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình: Lễ phép, lịch sự, hòa thuận, kính trên nhường dưới, nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý…; xây dựng gia đình học tập, gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc”.
Tại Hà Nội, công tác gia đình ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, từ đó góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.
![]() |
Lan tỏa những nét thanh lịch của người Hà Nội từ truyền thống gia đình (Ảnh minh họa) |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đánh giá rất cao về vai trò quan trọng của gia đình. Người từng khẳng định: "Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình".
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong những năm qua thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm đến mục tiêu xây dựng người Hà Nội, trong đó coi công tác gia đình là một trong nội dung quan trọng trong liên tục 5 Chương trình toàn khóa của Thành ủy. Trước đó, Thành uỷ Hà Nội đã có Chương trình số 05 ngày 6/3/1997 hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Sau khi có Nghị quyết TW 5 khoá VIII, Thành uỷ đã có các Chương trình 08 ngày 4/8/2006 (khóa 14), Chương trình 04 (khóa 15-16); Chương trình số 06 ngày 30/7/2021 (khoá 17) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”), Kế hoạch số 57 ngày 30/12/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong thình hình mới, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố… nhằm chỉ đạo thống nhất mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng Người Hà Nội từ thành phố tới cơ sở.
Nhiệm vụ nặng nề trên đòi hỏi người Hà Nội vừa phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp các giá trị của ngàn năm văn hiến, vừa phải phát triển bản thân mình về mọi mặt, trở thành con người thanh lịch, văn minh, đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi của nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Sở Văn hóa và Thể thao với vai trò là cơ quan thường trực về công tác gia đình, đã tập trung triển khai những nội dung chính như: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống; triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…; đặc biệt xác định xây dựng Gia đình Văn hóa là nội dung tiền đề quan trọng để xây dựng những mẫu hình văn hóa, gắn kết chặt chẽ trong triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
![]() |
Thành quả đáng ghi nhận là 100% các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội từ thành phố đến cơ sở đã triển khai hiệu quả công tác gia đình thông qua nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Kết quả cụ thể là đã có 1.758.788 trong tổng số 2.009.986 hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 88%.
Năm 2024, 87 gia đình tiêu biểu được thành phố tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu. Mỗi gia đình là một câu chuyện đẹp, một tấm gương sáng về xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Để triển khai Chỉ thị 30 cũng như các chương trình của Thành ủy Hà Nội, trong thời gian tới các gia đình tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nhân ái, hiếu nghĩa của dân tộc và của Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Đồng thời các tổ ấm của người Hà Nội cũng khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, anh hùng, hữu nghị, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại" theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tỏa sáng nét đẹp văn hóa người Hà Nội
Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, việc triển khai xây dựng các danh hiệu văn hóa nói chung và gia đình văn hóa nói riêng được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm với những bước đi, cách làm phù hợp với bản sắc, phong tục, tập quán của Nhân dân.
Đặc biệt năm 2024, từ khi Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, bản thân các gia đình cũng tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc và ý thức.
Phong trào phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, khơi dậy niềm tin, thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư, thôn, làng, tổ dân phố; phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của mỗi người dân, đặc biệt là tinh thần tương thân tương ái.
Từ gia đình văn hóa, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được duy trì, phát huy; các giá trị đạo đức được hun đúc; những nề nếp, gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... được kết tinh, lan tỏa.
![]() |
Các gia đình được tuyên dương tại Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hoá Thủ đô tiêu biểu năm 2024 |
Gia đình anh Chu Quang Ưng (thôn Nhông Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì) xứng danh một gia đình nhà giáo gương mẫu. Cả hai vợ chồng đều là giáo viên, nghĩa vụ thiêng liêng cao cả dạy dỗ, truyền thụ kiến thức đến các thế hệ học trò được họ thực hiện bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm nhưng không vì bận rộn mà lơi là việc nhà.
Ý thức được việc nhà giáo phải nêu gương cả trên bục giảng và ngoài đời thường, dù bận rộn nhưng anh chị luôn nỗ lực sắp xếp thời gian hợp lý để chăm sóc, giáo dục con cái và tham gia các hoạt động cộng đồng. Kết quả là các con trong gia đình đều ngoan ngoãn, học giỏi, là tấm gương sáng cho nhiều gia đình học tập.
Gia đình bà Đào Thị Hoa (Tổ dân phố số 1, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) đồng lòng, nhất trí cùng nhau thực hiện rất nhiều hoạt động thiện nguyện, từ thiện trong nhiều năm qua. Được sinh ra và lớn lên trong môi trường hạnh phúc, các thành viên trong gia đình bà vô cùng cảm thông, thương xót những mảnh đời còn khó khăn, thiệt thòi nên từ ông bà đến bố mẹ đều chia sẻ, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh không may mắn.
Từ tấm lòng và sự nêu gương của người lớn mà con cháu trong nhà cũng biết sẻ chia, yêu thương, lan tỏa được lòng nhân ái và cùng nhau làm những việc thiện.
Là một gia đình chính sách, gia đình bà không chỉ giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa nhiều năm liền mà còn tích cực đóng góp cho cộng đồng, được chính quyền địa phương và thành phố ghi nhận, biểu dương.
Gia đình bà Đỗ Thị Phượng (thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh) có bốn thế hệ cùng chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà cổ trăm năm tuổi. Với truyền thống cách mạng của gia đình, bà Phượng đã dày công giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Gia đình bà là minh chứng sinh động cho việc gìn giữ nền nếp gia phong trong thời đại mới.
Hay như gia đình ông Chu Thành Phan (sinh năm 1958, phường Điện Biên, quận Ba Đình) có 3 thế hệ cùng chung sống chung một mái nhà. Gia đình ông thực hiện tốt việc xây dựng đời sống văn hoá, giáo dục các con, cháu trong gia đình luôn đoàn kết, yêu thương và thực hiện lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, xây dựng phẩm chất cao đẹp và nhân cách đạo đức của con người.
Cùng với đó là ông Thành và các thành viên trong gia đình luôn tuân thủ, thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, tích cực tham gia mọi hoạt động, phong trào tại tổ dân phố…
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác gia đình ngày càng góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Những thành tựu của công tác xây dựng gia đình trên địa bàn Thủ đô đã góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.
Chủ đề của công tác gia đình năm 2025 là “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” với các thông điệp: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc; đầu tư cho công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; hệ giá trị gia đình là nền tảng xây dựng hệ giá trị quốc gia; Xây dựng nhân cách con người Việt Nam bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình… Để thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội sẽ thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Về công tác quản lý nhà nước, sẽ tiến hành rà soát, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình; bình đẳng trong gia đình; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình tại cơ sở. Các hoạt động được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội; phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền các giải pháp thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
