Tag

Đề phòng ngộ độc thực phẩm dịp sau Tết

An toàn thực phẩm 03/02/2025 16:00
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 đến 2/2), dù không ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhưng các cơ sở y tế trên cả nước đã ghi nhận 711 người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Gần 4.800 người bị ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng của năm 2024 Đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết 2025 Trong 2 ngày đầu nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm 8 ngày nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm

Những thói quen sử dụng thực phẩm ngày Tết dễ ngộ độc, rối loạn tiêu hoá

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc nên người dân thường có tâm lý tích trữ thực phẩm trong dịp Tết.

Vì vậy, trong tủ lạnh mỗi gia đình luôn đầy ắp thực phẩm, cùng mâm cỗ được chuẩn bị thịnh soạn, đủ đầy nhất.

Trong dịp Tết nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng cao dẫn đến khó kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.

Tủ lạnh cũng là nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nếu không sử dụng đúng cách
Tủ lạnh cũng là nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nếu không sử dụng đúng cách

Do đó, nếu không lựa chọn kỹ càng thực phẩm có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, thức ăn bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus, bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng cách, vô tình sử dụng đồ ăn ôi thiu... là những nguyên nhân gia tăng các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Thêm vào đó, một số loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng kỵ nhau. Nếu người sử dụng không biết và ăn cùng lúc với nhau, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên.

Ngay sau Tết, chị em nội trợ lại phải vất vả xử lý lượng thực phẩm "tồn đọng", thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, biến chất…

Nhiều gia đình vẫn có thói quen hâm lại đồ ăn nhiều lần. Thói quen này dễ khiến cho thực phẩm bị biến đổi thành phần hóa học, trở thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể.

Thức ăn thừa chỉ nên được hâm nóng lại một lần, vì quá trình nguội và hâm nóng thức ăn càng lặp lại nhiều lần, sẽ làm biến mất các chất dinh dưỡng vốn có, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cũng càng cao.

Thức ăn hâm lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, nhưng độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên gây ngộ độc cho người dùng. Đây cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai, thường xuất hiện sau 4 - 6h với những trường hợp nhiễm độc tố, và 1-2 ngày với trường hợp nhiễm khuẩn sau khi ăn phải thực phẩm bẩn.

Chia sẻ dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, TS. Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Dấu hiệu đầu tiên nghĩ đến bị ngộ độc thực phẩm gồm đau quặn bụng, tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ, buồn nôn, nôn, hoặc những triệu chứng khác như sốt cao trên 39 độ C; các triệu chứng mất nước gồm háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng…

Trường hợp nghiêm trọng hơn xuất hiện mạch nhanh, thở nhanh, li bì, co giật… Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện môi khô, lưỡi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.

Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến nặng và có thể để lại biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy cơ quan, loạn điện giải, nghiệm trọng là ảnh hưởng tới tình mạng.

Theo TS Cương, ngộ độc thực phẩm sẽ bắt đầu trong vòng vài giờ từ khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Tuy vào giai đoạn, biểu hiện có thể xử lý theo các cách như sau: Trong vòng 4-6 giờ sau khi ăn, nếu xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, lúc này thức ăn vẫn còn trong dạ dày, chưa xuống ruột nên cần khẩn trương để tống thức ăn bị nhiễm độc ra khỏi dạ dày.

Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc có thể cho bệnh nhân uống nước muối loãng (2 thìa canh muối pha vào một cốc nước ấm), rồi ngoáy họng để kích thích nôn.

Nếu bệnh nhân lơ mơ, không tỉnh táo, hoặc có thể co giật thì không được để gây nôn, vì đề phòng bị sặc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người ngộ độc bị tiêu chảy nên uống nhiều nước, không nên uống sữa; pha 1 lít nước với 1 gói Orezol, hoặc không có sẵn gói Orezol có thể pha ½ thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để tránh mất nước.

Việc uống nhiều nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể, hạn chế tác độc tố gây nên. Trường hợp bị ngộ độc nặng xuất hiện dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ… bệnh nhân cần tới ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Trong thời khắc đầu năm mới này, bên cạnh ý nghĩa đoàn tụ, ai trong chúng ta cũng mong muốn có được sự khởi đầu suôn sẻ, hanh thông.

Vì vậy, để tránh xa “sự cố” sức khỏe do ngộ độc thực phẩm gây nên, TS Cương khuyên bạn hãy “bỏ túi” ngay 5 nguyên tắc sau: Chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc bảo quản thực phẩm đúng cách, thức ăn sống, thức ăn chín phải để riêng.

Người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, nếu đồ đã chế biến để trong tủ lạnh để bảo quản cần đun nóng trước khi ăn, nhưng không nên đun đi đun lại nhiều lần; không ăn thức ăn ôi thiu; ngâm, rửa sạch rau khi ăn sống; rửa tay sạch trước khi chế biến và trước khi ăn; giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu phải ra hàng quán ăn, nên chọn những hàng quán sạch sẽ, uy tín, có bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đọc thêm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng An toàn thực phẩm

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 16/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Chee Wah Việt Nam trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung An toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo một số loại sữa, thực phẩm bổ sung.
Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch An toàn thực phẩm

Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nam bệnh nhân T.V.L (49 tuổi, Thái Bình) nguy kịch vì hoại tử toàn thân sau khi ăn lòng lợn.
Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Sau hàng loạt vụ việc những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng "tiền mất tật mang", cơ quan chức năng đã vào cuộc. Một số cá nhân buộc phải xin lỗi công khai, thậm chí đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý nghiêm khắc.
Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 kéo dài từ 15/4 - 15/5 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ăn củ ấu tàu thay bữa cơm, một phụ nữ bị ngộ độc An toàn thực phẩm

Ăn củ ấu tàu thay bữa cơm, một phụ nữ bị ngộ độc

TTTĐ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận một nữ bệnh nhân (56 tuổi) nhập viện do bị ngộ độc sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm khoảng một giờ.
Kiểm tra đột xuất, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm ATTP An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm ATTP

TTTĐ - Sáng 10/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP)" năm 2025.
Xem thêm