Tag

Dần hiện thực hóa giấc mơ "an cư" cho công nhân, lao động

Xã hội 04/07/2022 19:33
aa
TTTĐ - Chương trình phát triển nhà ở của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 sẽ được đưa ra xem xét tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội tới đây. Với chủ trương chú trọng nhà ở cho công nhân, lao động, sau khi được thông qua, kỳ vọng những năm tới, người dân nói chung, công nhân lao động nói riêng có điều kiện sống trong môi trường tốt hơn, yên tâm "an cư, lạc nghiệp"
Nhà ở công nhân thiếu, ngành xây dựng có giải pháp gì? Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân

Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội

“Cung” không đủ “cầu” bao năm nay vẫn là nhức nhối trong vấn đề nhà ở cho công nhân lao động. Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 326.000 doanh nghiệp với hơn 2,5 triệu lao động; Trong đó có 9 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao Hòa Lạc với 661 doanh nghiệp, 165.000 lao động, phần lớn là lao động ngoại tỉnh (chiếm hơn 60%). Tuy nhiên, hiện nay mới có ba khu công nghiệp: Thạch Thất- Quốc Oai, Thăng Long (Đông Anh), Phú Nghĩa (Chương Mỹ) có dự án nhà ở đáp ứng một phần nhu cầu của công nhân.

Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân, đồng nghĩa với việc, công nhân lao động phải đi thuê và sống trong các phòng trọ chật chội, thiếu thốn các điều kiện, mức giá thuê trọ cao đã tạo sức ép rất lớn về mật độ dân số, hạ tầng xã hội...

Gần đây nhất, dịch COVID-19 lần thứ tư đã làm bộc lộ "lỗ hổng" trong phát triển nhà ở công nhân, khi trong suốt thời gian giãn cách xã hội, người lao động gặp khó khăn trong nơi ăn, chốn ở, đã phải tìm đường về quê; Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp cấp thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế, đang được xã hội quan tâm.

Dần hiện thực hóa giấc mơ
Ảnh minh họa

Theo dự thảo Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 31 m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 32 m2 sàn/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người…

Đặc biệt, trong Chương trình phát triển nhà ở của thành phố lần này có đặt ra yêu cầu chú trọng nhà ở cho công nhân, người lao động; Điều chỉnh cục bộ lại các khu công nghiệp để dành quỹ đất thích hợp xây dựng nhà cho công nhân thuê; Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Nghe thông tin về Chương trình phát triển nhà ở của thành phố có "ưu ái" cho công nhân, lao động, chị Lê Thị Thúy (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) vô cùng phấn khởi. Đã làm công nhân 10 năm, lương công nhân được 7-8 triệu đồng/tháng nhưng chị chỉ dám ở trong căn phòng trọ rộng chừng 20 m2 khép kín được xây ở mảnh vườn cạnh nhà chủ.

10 năm làm công nhân là 10 năm, chị Thúy bám trụ ở thành phố, dành dụm từng đồng để mong mua được một căn hộ nhỏ. Tuy vậy, với mức lương công nhân không nhiều nhặn, rồi tiền học cho con, tiền ma chay, cưới hỏi…, chị đành ngậm ngùi gác lại ước mơ mua nhà, để dành tiền gửi ngân hàng lấy lãi sau này về quê buôn bán nhỏ.

"Tôi chỉ mong Nhà nước, công ty có chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân. Nếu được mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp, thời gian trả dài thì đời sống công nhân sẽ tốt hơn", chị Thuý nói.

Cạnh nhà chị Thúy, là gia đình chị Trần Thị Oanh (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long) cũng có thâm niên gần chục năm làm công nhân. Hơn ai hết, chị Oanh cũng mong sớm có thể đăng ký được một suất mua nhà ở xã hội, bởi đã quá "ngán" căn phòng trọ chật chội, bức bí mà 3 người trong gia đình sinh sống bao lâu nay.

"Mình mong mua được nhà ở xã hội nhỏ, khoảng 40 m2 thôi, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh riêng, còn nhà mình trọ hiện tại có chưa đầy 20 m2 rất chật chội. Nếu được thì Nhà nước cho đóng trả góp khoảng 5 triệu đồng/tháng trở xuống, vay mua nhà khoảng 20-30 năm thì tốt biết bao", chị Oanh chia sẻ.

Huy động vốn xã hội hóa từ doanh nghiệp

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, vấn đề nhà ở cho công nhân đang là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết. Bởi việc phát triển thiết chế công đoàn gồm tổ hợp công trình phục vụ người lao động, trong đó có nhà ở và các công trình dịch vụ phúc lợi như siêu thị, nhà trẻ, nhà văn hóa đa năng... chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, việc triển khai còn chậm do thiếu quỹ đất hoặc vướng mắc nhiều thủ tục. Mặt khác, nhiều công nhân chưa tiếp cận được nhà ở xã hội, bởi tiêu chí để ở nhà ở xã hội rất khắt khe, mức thu nhập của công nhân còn thấp nên không thể thuê, mua được nhà ở xã hội.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá lại cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhà đầu tư, các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Nhà ở; Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách, quy định áp dụng riêng cho các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

"Đối với Hà Nội, trong Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 có đặt ra yêu cầu chú trọng nhà ở cho công nhân; Điều chỉnh cục bộ lại các khu công nghiệp để dành quỹ đất thích hợp xây dựng nhà cho công nhân thuê. Đây là một ưu điểm nhưng theo tôi vẫn cần tăng cường thêm ưu đãi về nguồn vốn; Đặc biệt cần huy động vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp", TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Cùng với đó, không chỉ có nhà ở cho công nhân thuê mà phải đồng bộ cả hạ tầng xã hội để chất lượng sống của những người công nhân, của gia đình họ, của con cái họ được nâng lên như người dân ở khu vực xung quanh.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm hy vọng sắp tới, TP Hà Nội sẽ sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có gia tăng thêm các nguồn lực về kinh tế, đặc biệt là các chính sách đặc thù để phát triển hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, nhà văn hóa... góp phần gỡ vướng cho vấn đề nhà ở của công nhân.

Tại cuộc đối thoại với công nhân toàn quốc mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, nhà ở cho công nhân là vấn đề quan trọng, có an cư thì mới lạc nghiệp. Đảng và Nhà nước luôn trăn trở, chăm lo và chỉ đạo nhiều chủ trương. Quốc hội, Chính phủ cũng đã cụ thể hóa nhiều chính sách ưu đãi, tuy nhiên, câu chuyện này vẫn chưa giải quyết được một cách thấu đáo, căn cơ, bài bản.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, xem xét, tiếp thu toàn bộ vướng mắc của luật pháp và nhu cầu nhà ở của công nhân. Trên cơ sở đó, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sẽ sửa ngay; Vấn đề gì liên quan đến luật pháp thì tổng hợp cùng các Bộ, ngành liên quan, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn làm sao bằng giải pháp nhanh nhất có thể, để giải quyết vấn đề này.

Đọc thêm

“Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ những trái tim vì cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

“Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ những trái tim vì cộng đồng

TTTĐ - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.
Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn LOTTE ủng hộ 3 tỷ đồng chung tay khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

Tập đoàn LOTTE ủng hộ 3 tỷ đồng chung tay khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam

TTTĐ - 18 doanh nghiệp thành viên Tập đoàn LOTTE tại Việt Nam đã cùng chung sức ủng hộ 3 tỷ đồng qua Mặt trận Tổ quốc tới các địa phương chịu thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, thể hiện cam kết hỗ trợ cộng đồng trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai và phục hồi đời sống cho người dân.
Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai Muôn mặt cuộc sống

Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai

TTTĐ - Sáng 26/9, Báo Lao động Thủ đô tổ chức tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã

TTTĐ - Với việc bàn giao 30 trung tâm y tế cho quận, huyện, thị xã quản lý, TP Hà Nội đã thực hiện thêm một bước trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên nguyên tắc xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, phục vụ Nhân dân.
Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở Xã hội

Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở

TTTĐ - Chính quyền tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương tìm địa điểm xây dựng khu tái định cư mới để ổn định cuộc sống cho các hộ dân tại xã Trà Tập, huyện Nam Trà My bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất.
Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững Muôn mặt cuộc sống

Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững

TTTĐ - Một trong những tầm nhìn trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương được xác định là trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại, phát triển bền vững. Theo đó, đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.
Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Lao vào lũ dữ cứu người: Những tấm lòng vàng giữa thiên tai Nhịp sống trẻ

Lao vào lũ dữ cứu người: Những tấm lòng vàng giữa thiên tai

TTTĐ - Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều tỉnh miền Bắc bị ngập lụt, không ít khu vực bị cô lập bởi dòng nước dâng cao, trong lúc này, có những người không quản hiểm nguy, tình nguyện lao vào tâm lũ để cứu người.
Xem thêm