Đà Nẵng thu hút 521 dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao
Bình Dương khởi động năm 2025 với hơn 1,7 tỷ USD vốn đầu tư T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào Hải Dương: Rà soát năng lực nhà đầu tư dự án có sử dụng đất |
Một góc Khu Công nghệ cao Đà Nẵng |
Theo Ban quản lý Khu Công nghệ cao và Khu Công nghiệp Đà Nẵng trong 521 dự án đầu tư có 396 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 33.876 tỷ đồng và 125 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 2,22 tỷ USD.
Riêng khu Công nghệ cao Đà Nẵng đến nay đã thu hút 30 dự án; trong đó có 17 dự án vốn đầu tư trong nước, 13 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, chiếm gần 45,5% tổng số vốn FDI đầu tư vào TP Đà Nẵng.
Đáng chú ý, cuối tháng 11 vừa qua, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án Nhà máy sản xuất ICT Vina III do Công ty TNHH ICT Vina thuộc Tập đoàn Dentium (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư 177 triệu USD, tương đương hơn 4.458 tỷ đồng.
Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (Ảnh Đ.Minh) |
Đây là dự án thứ 3 của Công ty TNHH ICT Vina đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Trước đó, công ty được cấp phép đầu tư dự án Nhà máy sản xuất ICT Vina với tổng vốn đăng ký đầu tư 20 triệu USD (năm 2018) và dự án Nhà máy sản xuất ICT Vina II với tổng vốn đăng ký đầu tư 60 triệu USD (năm 2020), nâng tổng vốn đầu tư 3 dự án của công ty là 257 triệu USD. Công ty TNHH ICT Vina trở thành doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn nhất vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng tính đến thời điểm này.
Là một trong 3 khu công nghệ cao của cả nước và duy nhất tại miền Trung, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng nằm trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, được xác định là hạ tầng quan trọng để góp phần định vị Đà Nẵng thành trung tâm công nghệ cao khu vực.
Hiện Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã đạt tỷ lệ lấp đầy trên 50%, được chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ thu hút đầu tư; trong đó chú trọng thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao, vi mạch bán dẫn để mở rộng sản xuất các ngành “công nghiệp sạch”, đạt giá trị gia tăng cao.
Dự án cụm công nghiệp Cẩm Lệ triển khai góp phần giải quyết bài toán mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp (Ảnh camle.gov) |
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để mở rộng và dành đất cho sản xuất, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao.
Để khai thác hiệu quả Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và các khu công nghệ thông tin, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1238/QĐ-TTg về mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng.
Theo đó, Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 với tổng diện tích đất 28.573m² là phần mở rộng của Công viên phần mềm Đà Nẵng.
Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2, với diện tích sàn hơn 90.000m2 đủ đáp ứng cho 6.000 nhân sự, được thiết kế thành nhiều phân khu như: sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu, phát triển, tư vấn, đào tạo, vườn ươm công nghệ thông tin.