Tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 5 khóa XII, Thường vụ Trung ương Đoàn đã bình chọn 12 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2023.
Đây là công trình do Ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn đề xuất, Trung tâm tình nguyện Quốc gia và các tỉnh/thành Đoàn phối hợp triển khai.
Chương trình "Ngôi nhà hạnh phúc" được khởi xướng và triển khai bởi Trung tâm Tình nguyện Quốc gia nhằm mục đích kêu gọi các tổ chức, các nhà hảo tâm trong xã hội chung tay xây dựng những ngôi nhà mới kiên cố cho học sinh mồ côi dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, hiện đang chưa có nhà ở hoặc đang sống tại những ngôi nhà tranh, nứa xập xệ dột nát.
Năm 2023, 70 công trình "Ngôi nhà hạnh phúc" đã được xây dựng, dành tặng cho học sinh mồ côi tại 30 tỉnh, 48 huyện, 60 xã; hỗ trợ 110 em học sinh mồ côi đang không có nhà ở, nhà ở bằng tre, nứa dột nát có được công trình nhà ở mới khang trang, kiên cố (tại các tỉnh: Lào Cai, Tuyên quang, Sóc Trăng, Lạng Sơn, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ an, Kiên giang, Quảng Trị, Đắk Nông, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Đắk Lắk, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lai Châu, Bình Thuận, Điện Biên, Kon Tum, Hà Tĩnh, Gia Lai, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bắc Kạn).
Mỗi công trình được Trung tâm Tình nguyện Quốc gia vận động hỗ trợ 80 triệu đồng, tổng giá trị hỗ trợ 5 tỷ 600 triệu đồng.
Công trình do Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương đề xuất - Đoàn thanh niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai.
Theo đó, Vietcombank sẽ cung cấp một giải pháp tổng thể về kết nối thanh toán thu phí, lệ phí thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công An để đáp ứng nhu cầu thu hộ chuyên biệt áp dụng cho người dân có tài khoản tại mọi ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhóm Thiết kế thực hiện xây dựng chương trình, bao gồm đầy đủ các bước: phát triển, tích hợp, nghiệm thu, triển khai hệ thống. Công trình đã về đích đúng thời hạn trong thời gian ngắn, sản phẩm được Bộ Công An nghiệm thu thành công và đồng ý triển khai.
Giải pháp giúp đáp ứng tổng thể các nhu cầu, ngân hàng đồng hành cùng đơn vị trong quá trình triển khai đa dạng sản phẩm, dịch vụ. Thời gian và chi phí triển khai giải pháp được tiết kiệm thông qua việc sử dụng nền tảng kỹ thuật mang tính tổng thể, không chỉ đáp ứng triển khai cho các yêu cầu về thanh toán phí, lệ phí hiện tại mà còn dễ dàng triển khai mở rộng cho các dịch vụ trong tương lai.
“Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” là mô hình do Hội đồng Đội Trung ương thực hiện.
Ngoài chức năng của thư viện sách thiếu nhi, không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội có nhiều tính năng, tiện ích, tăng cường tính tương tác, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; thiết kế phù hợp với đặc trưng, bản sắc văn hóa của địa phương, vùng miền; giúp cho các em đội viên, thiếu nhi trên các địa bàn các tỉnh, thành phố, đặc biệt là địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn kinh tế xã hội khó khăn có được địa điểm để tổ chức các buổi sinh hoạt Đội được phong phú, hấp dẫn, sinh động hơn, thực sự là người bạn tinh thần để các em tìm đến mỗi ngày.
Với hàng nghìn đầu sách, các góc đọc sách phù hợp với từng lứa tuổi, công trình "Không gian đọc sách, tương tác sinh hoạt Đội" đã là cầu nối giúp thiếu nhi hình thành thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc; Đồng thời là không gian giáo dục truyền thống của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn nhằm nâng cao kiến thức, học tập, tìm kiếm tri thức, khám phá những chân trời mới qua những trang sách góp phần giúp thiếu nhi tự tin hơn để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Đây là công trình do Tỉnh đoàn Tây Ninh triển khai trên địa bàn các tuyến biên giới, địa bàn nông thôn vùng xa có nhiều khó khăn.
Qua đó, 127 tuyến đường với 90km thắp sáng đường quê và đường tuần tra biên giới, 72.3km đường cờ Tổ quốc với 4.896 lá cờ đã được triển khai. Tổng giá trị 3,087 tỷ đồng.
Công trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ biên phòng thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, tạo điều kiện cho người nông dân lưu thông nông sản và di chuyển an toàn vào ban đêm. Qua đó, đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần giáo dục truyền thống lý tưởng cách mạng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động nhân dân tích cực tham gia và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
RLOS do Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam triển khai, nhằm quản lý tập trung toàn bộ quy trình khoản vay.
Hệ thống được triển khai nhằm quản lý tập trung toàn bộ quy trình khoản vay: Tiếp nhận nhu cầu đăng ký sản phẩm của khách hàng - Khởi tạo khoản vay - Chấm điểm XHTD - Thẩm định - Phê duyệt - Giải ngân/Phát hành thẻ tín dụng.
Tinh đến tháng 10/2023, đã có 13.924 thẻ tín dụng phát hành mới thành công qua kênh Smartbanking, website qua hệ thống RLOS. Tổng thời gian phát hành theo luồng thông thường ước tính 410 phút, tổng thời gian ước tính để hoàn tất việc xử lý hồ sơ phát hành thẻ qua RLOS vào khoảng 175 phút, tiết kiệm khoảng 235 phút/hồ sơ thẻ.
Công trình do Tỉnh đoàn Long An đề xuất triển khai. Công trình thực hiện thắp sáng đường giao thông nông thôn bằng hệ thống đèn năng lượng mặt trời, các trụ đèn sẽ được tích hợp thêm chức năng treo cờ Tổ quốc và pano tuyên truyền.
15 công trình “Đoạn đường kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Long An với tổng chiều dài 33km, tổng kinh phí thực hiện trên 5 tỷ đồng được ra đời. Cụ thể gồm: 720 trụ đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời; 4.500 cây xanh và hoa các loại; 56km được phát hoang bụi rậm, triệt xóa 28 bãi rác thải tự phát, xóa trên 2.500 tờ quảng cáo, rao vặt sai quy định; các đơn vị đã tiến hành sửa chữa và bê tông hóa 22km đường giao thông, lắp đặt mới 15 cổng rào và 15 camera phòng chống tội phạm.
Trong năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp đã phối hợp cùng các địa phương, các nhà tài trợ tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng 48 cây cầu giao thông nông thôn với tổng trị giá hơn 28,5 tỷ đồng, cùng ước tính vận động hơn 20.700 ngày công của đoàn viên, thanh niên và người dân cùng tham gia tình nguyện xây dựng.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tiến tới đạt chuẩn các tiêu chí xã Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao cũng như góp phần nâng cao đời sống nhân dân, lưu thông hàng hóa, đi lại được dễ hàng và các em thiếu nhi đến trường cũng an toàn hơn.
Với mục tiêu đem tới người dùng một dịch vụ chữ ký số an toàn, thuận tiện, tin cậy, góp phần tích cực vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, dịch vụ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế; dịch vụ chữ ký số từ xa VNPT SmartCA đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng người dùng và tổ chức - doanh nghiệp có nhu cầu ký số linh hoạt, ký số tốc độ cao, ký số theo lô số lượng lớn.
Đây là sáng kiến do Đoàn Thanh niên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam triển khai. Tính đến hết năm 2023 là khoảng 600.000 user. VNPT SmartCA là dịch vụ ký số từ xa được cấp giấy phép đầu tiên của Việt Nam.
Công trình do Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất triển khai trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ việc đánh giá thực trạng, hiện trạng trồng cây và địa điểm triển khai thực hiện cụ thể về số lượng cây xanh được trồng mới của các tổ chức Đoàn các cấp.
Tính đến hiện nay, qua giai đoạn 1 triển khai, công trình đã thu thập được thông tin 27.196 cây xanh trồng mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, giám sát quá trình sinh trưởng, phát triển sau khi trồng.
Ban Thanh niên Công an Nhân dân đã tham mưu ban hành các văn bản định hướng, chỉ đạo tuổi trẻ toàn lực lượng công an nhân dân phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong tham gia triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Ban Thanh niên CAND đã tham mưu với X03 ban hành các văn bản định hướng, chỉ đạo tuổi trẻ toàn lực lượng CAND phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong tham gia triển khai Đề án 06 của Chính phủ; tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động cao điểm tham gia triển khai các nội dung của Đề án 06 gắn với Tháng Thanh niên năm 2023, Chiến dịch Thanh niên Công an tình nguyện Hè năm 2023; chỉ đạo đồng loạt tổ chức Ngày hoạt động cao điểm tình nguyện hỗ trợ Nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến (18/3) trong tuổi trẻ toàn lực lượng.
Các cấp bộ Đoàn toàn lực lượng đã tham mưu, triển khai 2.196 đội hình với 33.795 hoạt động xung kích tuyên truyền về Đề án 06 với sự tham gia của 82.971 lượt đoàn viên thanh niên; triển khai 3.155 đội hình thanh niên tình nguyện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử với 84.442 lượt đoàn viên thanh niên tham gia và 18.117 hoạt động được tổ chức.
Đã có 6.776 tổ chức Đoàn ký kết văn bản phối hợp với lực lượng Công an triển khai Đề án 06 (52 Đoàn cấp tỉnh, 605 Đoàn cấp huyện, 6.119 Đoàn cấp xã); phối hợp tổ chức 211 hoạt động cấp tỉnh, 2.399 hoạt động cấp huyện, 31.816 hoạt động cấp xã với trọng tâm tuyên truyền, phổ biến cho người dân về sự cần thiết, lợi ích của tài khoản định danh điện tử; tập hợp quần chúng nhân dân mà nhất là học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên công nhân, công chức, viên chức để tổ chức ngày hoạt động cao điểm đồng loạt cài đặt VNeID và kích hoạt định danh điện tử cấp độ 1, 2…
Đây là công trình do Tỉnh đoàn Tuyên Quang đề xuất, nhằm kêu gọi các nhà tài trợ là các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng 05 điểm trường thực hiện thi công xây dựng các “phòng học, lớp học”.
Các phòng học sau khi hoàn thành đã được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao cơ sở vật chất, phục vụ tốt công tác dạy và học cho các thầy, cô và các em học sinh trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 73-NQ/TU ngày 13/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổng giá trị thực hiện là 3.150.000.000 đồng.
Tỉnh đoàn Cà Mau đã đề xuất triển khai công trình này đến tất cả lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh.
Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh” được triển khai thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân trong tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Theo Nghị quyết của Đại hội Đoàn tỉnh Cà Mau đề ra các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh trồng mới và chăm sóc đạt 1.500.000 cây xanh giai đoạn 2022 - 2027; phấn đấu mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi trồng ít nhất 1 cây xanh mỗi năm.
Trong năm 2023, Tỉnh đoàn Cà Mau đã tổ chức trồng, chăm sóc được hơn 925.000 cây xanh, với tổng trị giá gần 4 tỷ đồng và có hơn 19.600 lượt đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Công trình đã góp phần bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên bằng giải pháp Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tại lâm phần Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh hạ; phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng; phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nhằm khai thác giá trị về cảnh quan dưới tán rừng và văn hóa bản địa.
Bài viết: Phạm Mạnh |